Diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên đe doạ đóng cửa hoàn toàn khu công nghiệp Keassong, trong khi các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục kêu gọi các bên không leo thang căng thẳng... là những diễn biến mới nhất về tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Khu phi quân sự Pamunjom ở biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc.

Ngày 8/4, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nước này sẽ rút hết 53.000 công nhân của mình khỏi khu công nghiệp Kaesong.

Triều Tiên đã ra lệnh cấm người và hàng hóa vào khu công nghiệp Kaesong từ ngày 4/4 nên các công ty của Hàn Quốc đang hoạt động tại đây bị thiếu lương thực và nguyên vật liệu thô. Tính đến nay, đã có 13 trong tổng số 123 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Kaesong ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu và lương thực. Dự kiến sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp khác rơi vào tình trạng tương tự nếu lệnh cấm trên của Triều Tiên tiếp tục được duy trì.

Theo thông báo của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, trong ngày 8/4 sẽ có thêm 39 nhân viên nước này rời khỏi Kaesong. Hiện còn khoảng 500 nhân viên Hàn Quốc đang làm việc ở khu vực này. Bộ Thống nhất Hàn Quốc bày tỏ “vô cùng lấy làm tiếc” về thông báo của Triều Tiên đình chỉ tạm thời hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong và rút toàn bộ công nhân khỏi khu công nghiệp này, đồng thời khẳng định Hàn Quốc sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo an toàn cho các công nhân cũng như bảo vệ tài sản của Hàn Quốc trong khu công nghiệp.

Trong khi đó nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tiếp tục kêu gọi các bên không làm căng thẳng thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói châu Á đang phải đối diện với những thách đố mới đe dọa tới tình trạng ổn định. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro cũng kêu gọi Triều Tiên tự kiềm chế.

Ngoại trưởng Anh William Hague cho hay cần giữ thái độ bình tĩnh trước tình hình hiện nay. Phản ứng của cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Anh, cần phải rõ ràng, thống nhất và điềm tĩnh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi thái độ bình tĩnh trên bán đảo Triều Tiên và cảnh báo rằng căng thẳng leo thang có thể dẫn tới một thảm họa hạt nhân tồi tệ hơn vụ Chernobyl nhiều lần. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Nga vẫn đang tham khảo với Trung Quốc, Mỹ và các thành viên khác trong cuộc hội đàm 6 bên về vấn đề Triều Tiên.

Trong một diễn biến khác, các du khách phương Tây trở về từ các tour du lịch do Triều Tiên tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng nói cuộc sống vẫn bình thường và họ không thấy có gì đặc biệt./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...