Những sắc màu thổ cẩm

Những phiên chợ vùng cao hay những điểm du lịch cộng đồng ở Lào Cai luôn níu chân du khách thập phương bởi sự đa sắc màu thổ cẩm. Nét đẹp văn hóa truyền thống ấy được đồng bào người Mông, Dao… chú trọng gìn giữ, phát huy.
 
Đối với người dân tộc thiểu số vùng cao, thổ cẩm có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Nó vừa để trang trí, tô điểm vừa là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái. 
 

Ngoài váy áo truyền thống, thổ cẩm của các đồng bào Mông, Dao… hiện còn có đủ kiểu dáng và phong phú như: Mũ, khăn, ví, túi xách, gối… với hoa văn tinh tế muôn hình. Hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây, cỏ, hoa, lá, chim muông… gây sự tò mò, hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn khách du lịch nước ngoài khi đến Lào Cai. Tất cả những sản phẩm thổ cẩm ấy đều do bàn tay khéo léo, tài hoa của chị em người Mông, Dao… làm nên.

Các sản phẩm hàng hóa làm ra được đồng bào “xuất khẩu tại chỗ” bằng cách bán trực tiếp cho khách, hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp cho các quầy thổ cẩm ở các chợ vùng cao trong tỉnh, các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại thị trấn Sa Pa, Bắc Hà... Đặc biệt, thổ cẩm đồng bào Mông, Dao (Sa Pa) còn được xuất khẩu sang thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Đan Mạch…
 

Đến Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai… du khách có thể bắt gặp hình ảnh chị em phụ nữ, thậm chí những em nhỏ tranh thủ, thêu ở bất cứ đâu. Chị Tẩn Tả Mẩy, dân tộc Dao, thôn Xả Séng, xã Tả Phìn cho biết: Hằng năm, trừ những ngày ra đồng ruộng, chị em lại tranh thủ thêu quần, áo, váy hay mũ, túi thổ cẩm để bán cho khách du lịch. Đây là công việc giúp gia đình chị có thu nhập, thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Để giữ gìn nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, Dao… Lào Cai đã và đang triển khai nhiều chương trình dự án bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc, nổi bật là nghề thêu, dệt thổ cẩm.
 

Đến Lào Cai ngắm những thiếu nữ dân tộc Mông, Dao… ngồi thêu thổ cẩm cũng đem lại cho khách du lịch những cảm nhận thú vị về con người và sinh hoạt của đồng bào nơi đây./.
(Theo báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai