Liên kết sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao

Sau một thời gian triển khai, Dự án Liên kết sản xuất chuỗi sản phẩm rau ôn đới an toàn gắn với ứng dụng công nghệ cao tại Sa Pa bước đầu đã đem lại hiệu quả, từng bước giúp nhân dân trong vùng dự án nâng cao thu nhập và làm quen với phương pháp sản xuất mới.

Đến các xã Sa Pả, Trung Chải và Tả Phìn thời điểm này, không khó để thấy những ruộng rau của người dân được trồng theo phương pháp mới, phát triển xanh tốt, nhờ áp dụng liên kết sản xuất theo chuỗi an toàn gắn với công nghệ cao. Là một trong những hộ tham gia dự án, gia đình anh Hảng A Dinh ở thôn Giàng Tra, xã Sa Pả trồng 4.000 m2 rau các loại, như bắp cải, su hào, củ cải, xà lách, gia vị... Anh Dinh cho biết, gia đình tham gia dự án từ tháng 9/2016, đến nay, sau một vụ áp dụng mô hình sản xuất mới, gia đình anh thu hơn 60 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với trồng các loại cây nông nghiệp khác trên cùng đơn vị diện tích. Tham gia mô hình, anh được cán bộ khuyến nông tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm rau; đầu ra cho sản phẩm được Hợp tác xã Nông nghiệp Mai Anh đảm nhận.

Lãnh đạo và cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Sa Pa hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc rau.

Gia đình anh Mã A Câu ở cùng thôn cũng tham gia dự án với 3.000 m2 trồng rau. Anh Câu cho biết: Ban đầu khi tham gia mô hình, tôi khá lo lắng, vì nghe thông tin trồng rau theo công nghệ cao rất khó, mất nhiều công trong khi chưa rõ hiệu quả. Bởi từ trước đến nay, gia đình tôi thường trồng rau theo phương thức cũ và mang đi tiêu thụ tại chợ. Tuy nhiên, sau một vụ tham gia dự án, tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế mà phương pháp sản xuất mới đem lại, năng suất rau đạt cao, việc tiêu thụ sản phẩm cũng dễ dàng hơn. Sau vụ rau này, năm 2017, tôi sẽ mở rộng diện tích trồng rau theo phương pháp mới để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Dự án Liên kết sản xuất chuỗi sản phẩm rau ôn đới an toàn gắn với ứng dụng công nghệ cao tại Sa Pa được triển khai từ đầu tháng 9/2016, diện tích thực hiện 30 ha, tại các xã Sa Pả (20 ha), Tả Phìn (5 ha), Trung Chải (5 ha). Mục tiêu của dự án là xây dựng và mở rộng vùng sản xuất rau chuyên canh chất lượng cao, hình thành mô hình tổ chức quản lý sản xuất rau an toàn tập trung theo mối liên kết: Hộ gia đình - cơ sở sơ chế - tổ chức, công ty thu mua - cơ sở kinh doanh - người tiêu dùng.

Ban Quản lý dự án đã đầu tư nhà màng có diện tích 500 m2, khung cột thép, vòm mái, xung quanh có lưới chắn; đầu tư 300 khay nhựa để vận chuyển rau sau thu hoạch; xây dựng 10 bể chứa rác thải bảo vệ thực vật (vỏ chai, lọ, túi…), thể tích 2 m3/bể. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn, quy trình áp dụng các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rau theo hướng GMP, VietGAP; chọn nguồn đất, nước tưới, giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh (thuốc vi sinh và thảo mộc); các phương pháp sơ chế, kiểm tra, vận chuyển, bảo quản và sử dụng sản phẩm cho người dân.

Ông Đỗ Đức Thiện, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Sa Pa, đơn vị trực tiếp thực hiện dự án cho biết: Sau gần 3 tháng thực hiện, bước đầu người dân các xã hưởng lợi từ dự án đã thay đổi nhận thức trong cách sản xuất rau an toàn và làm quen với việc trồng rau chuyên canh. Phần lớn các hộ đã được cấp chứng nhận sản xuất rau an toàn.

Qua đánh giá của Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản tỉnh, các quy trình thực hiện trong chuỗi liên kết sản xuất đều được cơ quan chuyên môn của huyện và chi cục thường xuyên giám sát từ khâu trồng, chăm sóc đến sơ chế, tiêu thụ. Các hộ tham gia được chia thành tổ để dễ dàng giám sát việc tuân thủ các quy định đảm bảo sản xuất, kiểm soát, ghi chép, lưu trữ hồ sơ...

Việc thực hiện thành công dự án giúp quản lý chất lượng nông sản, hình thành và tăng cường mối liên kết bền vững giữa nông dân - doanh nghiệp. Từ đó, tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm rau an toàn Sa Pa, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Theo Đức Toàn/LCĐT

Tin Liên Quan

Mỗi ngày có gần 400 xe hàng xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành

Hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành) diễn ra khá sôi động, mỗi ngày có gần 400 xe hàng được làm thủ tục thông quan.

06 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

Hiện nay, nguy cơ mất an toàn thông tin nói chung và vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng đang trở nên ngày càng phổ biến, phức tạp và gây hậu quả ngày càng lớn. Việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách...

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 về Đề án đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Mường Khương: Nỗ lực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho Nhân dân

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới với 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 87% tổng dân số. Ý thức, kỹ năng tham gia giao thông của một bộ phận người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Thách thức lớn nhất với Mường Khương là thay đổi thói quen sử...

Lào Cai: Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Sáng 26/4, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Phát triển dịch vụ ligistics, thúc đẩy hợp tác, kết nối xuất nhập khẩu

Với tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực như công nghiệp, nông lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, đặc biệt kinh tế cửa khẩu là những điều kiện thuận lợi để Lào Cai thúc đẩy phát triển dịch vụ logicstics.