Hội nghị Tham mưu trưởng quân đội NATO

Hội nghị các Tham mưu trưởng quân đội của 28 nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã diễn ra trong 2 ngày 14 - 15/5 tại Brussels, Bỉ.
 
Nội dung chính của hội nghị là cải tổ lực lượng NATO cho phù hợp với thực tiễn hiện nay; triển khai thực hiện sáng kiến về “phòng thủ thông minh” và “kết nối lực lượng”; xem xét lại những hoạt động quân sự của NATO tại Afghanistan và Kosovo; kiểm tra, rà soát kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ mới của NATO tại Afghanistan sau năm 2014 và các giải pháp hỗ trợ.

Brussels (Bỉ), nơi diễn ra cuộc họp của các Tham mưu trưởng quốc phòng của NATO. (Nguồn: Internet)
 
Với những đối tác đặc biệt của NATO như Gruzia, Ukraina và Nga, các tướng lĩnh đã xem xét những tiến bộ trong lĩnh vực hợp tác quân sự và trao đổi quan điểm về tình hình an ninh khu vực.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Tướng Knub Bartel nhấn mạnh đây là một hội nghị có chương trình nghị sự dày đặc và những vấn đề được bàn tới đều là những vấn đề phức tạp và cấp thiết.

Tại hội nghị, các tham mưu trưởng quân đội NATO đã bàn thảo rất tỉ mỉ về kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan kết thúc vào cuối năm 2014; một số nhiệm vụ chính nhằm huấn luyện, đào tạo lực lượng an ninh quốc gia của Afghanistan (ANSF) và đảm bảo an ninh cho nước này cũng như lực lượng NATO trong khu vực. Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng khi xây dựng, triển khai kế hoạch huấn luyện, tập trận trong năm 2015 của lực lượng NATO, trong đó chú trọng tăng cường tiến hành tập trận với các đối tác ngoài NATO.

Trong khuôn khổ hội nghị, Hội đồng NATO - Nga (NRC) cấp tham mưu trưởng quân đội đã thảo luận về một số vấn đề hợp tác, tình hình liên quan đến Afghanistan, Kosovo và tình hình an ninh tại một số khu vực, cũng như vấn đề triển khai các căn cứ quân sự của NATO sang phía Đông, đặc biệt là những bệ phóng tên lửa được NATO triển khai tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua. Nga vẫn luôn tỏ thái độ cứng rắn phản đối những hành vi “cố tình vi phạm” cam kết của NATO.

Ngay trước cuộc họp, ngày 13/5, tại căn cứ quân sự của NATO đặt tại Mons, Bỉ, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã tổ chức trọng thể buổi lễ ra mắt vị Tư lệnh tối cao mới của lực lượng NATO tại châu Âu - Tướng Mỹ Philipe Breedlove nhằm khích lệ tinh thần các tướng lĩnh cũng như binh sỹ lực lượng NATO tại châu Âu.

Trong ngày họp thứ 2 của hội nghị, các tướng lĩnh NATO chú trọng tới vấn đề cải tổ cơ cấu của khối. Cuộc họp kết thúc vào chiều 15/5 (giờ địa phương)./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.