Nhóm cấp cao Liên hợp quốc đề xuất mục tiêu hợp tác toàn cầu sau năm 2015

Nhóm cấp cao các nhà hoạch định chính sách của Liên hợp quốc vừa tiến hành cuộc họp lần thứ 2 trong năm nay tại New York, Mỹ bàn về Chương trình phát triển sau năm 2015.
 
Ảnh minh họa.
Cuộc họp do Tổng thống Inđônêxia Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống Libêria Ellen Johnson Sirleaf và Thủ tướng Anh David Cameron đồng chủ trì, đã tập trung thảo luận nội dung các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) cho giai đoạn sau năm 2015.

Phát biểu với giới truyền thông về Báo cáo của hội nghị có tiêu đề “Quan hệ đối tác toàn cầu mới: Xóa bỏ nghèo đói và Chuyển đổi nền kinh tế thông qua phát triển bền vững”, Tổng thống Inđônêxia Susilo Bambang Yudhoyono - đại diện cho Hội đồng thành viên và Hội đồng chủ tịch của nhóm cấp cao các nhà hoạch định chính sách của Liên hợp quốc đã giới thiệu 12 mục tiêu đề xuất cho hợp tác toàn cầu giai đoạn sau 2015.

Các mục tiêu mới bao gồm chấm dứt nghèo đói; trao quyền cho các em gái, phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới; cung cấp chất lượng giáo dục và học tập suốt đời; đảm bảo cuộc sống lành mạnh; an ninh lương thực và dinh dưỡng tốt; đạt được tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh môi trường; đảm bảo năng lượng bền vững; tạo việc làm, sinh kế bền vững và tăng trưởng công bằng; quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo điều hành tốt và hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước và các thiết chế; đảm bảo ổn định và hòa bình xã hội; tạo ra một môi trường toàn cầu đủ thẩm quyền và xúc tác tài chính dài hạn.

Tổng thống Yudhoyono nêu rõ các nội dung trên mới chỉ là đề xuất và các mục tiêu MDG cuối cùng cho giai đoạn sau năm 2015 cũng như việc thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào sự nhất trí của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc. Ông nhấn mạnh rằng mọi mục tiêu tốt đẹp sẽ chỉ có ý nghĩa nếu được hoàn thành và để thực hiện được điều này cần có sự nhất trí, quan tâm và hành động vì một mục đích chung và lợi ích chung của tất cả các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự, học giả và các tổ chức quốc tế.

Tổng thống Yudhoyono lưu ý rằng cộng đồng quốc tế đã thực hiện rất nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo, song thế giới hiện còn trên 1 tỷ người đang sống với mức thu nhập chưa đến 1,25 USD/ngày, trong đó đặc biệt là nhiều phụ nữ và trẻ em vẫn còn thiếu tiếp cận với thực phẩm bổ dưỡng, chăm sóc sức khỏe chất lượng và giáo dục, cũng như cơ sở hạ tầng cơ bản như nước sạch và vệ sinh môi trường.

Năm 2011, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã thành lập Nhóm cấp cao các nhà hoạch định chính sách gồm 27 thành viên với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf và Thủ tướng David Cameron làm đồng chủ tịch, có nhiệm vụ đưa ra các đề xuất cho việc tiếp tục các MDG sẽ hết hạn vào năm 2015./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...