Ðộc đáo tiếng khèn Mông

Người Mông quan niệm rằng: Đã là con trai người Mông thì dù còn trẻ hay đã già, trên người lúc nào cũng phải có cây khèn. Qua cây khèn, tiếng khèn, cách chàng trai đó thổi có thể thấy được sức mạnh về thể chất cũng như thể hiện được rằng người con trai đó có đời sống văn hoá tinh thần mạnh mẽ đến nhường nào. Chính vì vậy, người Mông đi đâu cũng rất tự hào về điệu múa khèn của dân tộc mình.

Thử khèn. (Ảnh: Thanh Cường) 

Trải qua thời gian, cuộc sống nay đã có nhiều đổi thay nhưng tình yêu và sự gắn bó của người con trai Mông với cây khèn vẫn vậy, tiếng khèn được lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tiếng khèn tượng trưng cho tâm hồn, khát vọng, tình yêu và tuổi trẻ của người Mông. Đến chơi bản làng người Mông, chưa nghe khèn thì thôi, chứ đã nghe rồi, chắc chắn chẳng muốn về.

Mỗi điệu múa khèn lại mang một hàm ý riêng như: Vũ điệu khèn đón bạn, luyện nghệ múa khèn, tam hợp khèn, đây là những tiết mục thể hiện sự khéo léo của đôi chân, sự linh hoạt của đôi tay, sự dẻo dai của hơi thở và thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần thượng võ yêu mến thể dục, thể thao của người Mông. Hay tiết mục mời rượu lại thể hiện cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người Mông rất mộc mạc, nhưng cũng rất đỗi thân quen, thể hiện sự chân thành mỗi khi có khách đến chơi nhà.

Tiếng khèn bên suối. (Ảnh: Ngọc Luyến)

Cũng từ tiếng khèn réo rắt, khoan thai, nhiều chàng trai, cô gái bản Mông đã tìm được “một nửa” của mình để cùng nhau sẻ chia hạnh phúc. Tình yêu của người Mông là vậy, bắt nguồn từ tiếng khèn thật giản dị nhưng cũng vô cùng lãng mạn. Tiếng khèn đã tạo nên nét văn hóa trữ tình độc đáo trên những vùng đất nơi rẻo cao, tạo nên những đêm Sa Pa huyền diệu, những đêm cuối tuần, những lễ hội khèn khó quên trong lòng du khách khi đến với thành phố trong sương./.

(Theo Báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai