Lào Cai: Xây dựng thương hiệu du lịch xứng với tiềm năng thế mạnh

Trong năm 2011- 2013, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt trên 3,1 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt trên 5.600 tỷ đồng; tạo việc làm cho 8.150 lao động…Đó là những con số ấn tượng về kết quả hai năm thực hiện Đề án 09 “Đề án Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015”. Kết quả phát triển du lịch đó đã góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường.

Biển mây Ý Tý - niềm mơ ước của những người say mê du lịch khám phá.

 
Với lợi thế là "cầu nối" giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam với các nước ASEAN, vùng Tây Nam (Trung Quốc); có khu du lịch Sa Pa nổi tiếng; có "cao nguyên trắng" Bắc Hà và nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh kỳ thú nên Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ. Trong những năm qua, với việc công nhận các tuyến du lịch địa phương, các điểm du lịch cộng đồng, du lịch Lào Cai ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết tới. Nhiều loại hình du lịch độc đáo hình thành như du lịch văn hóa-lịch sử; du lịch sinh thái-mạo hiểm; du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh. Trong năm 2012, Lào Cai có 3 sản phẩm văn hóa phi vật thể là Lễ hội Gầu Tào, nghi lễ cấp sắc của người Dao, nghi lễ Then của người Tày được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, đã tạo thêm điểm nhấn và thương hiệu riêng cho du lịch Lào Cai.

Để du lịch Lào Cai phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh, Lào Cai đã chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng, hiệu quả, thương hiệu, khả năng cạnh tranh làm mục tiêu phát triển. Nhiều giải pháp chiến lược được thực hiện để tạo ra ấn tượng du lịch Lào Cai đối với du khách trong nước và khẳng định vị trí Lào Cai là một trong 10 điểm đến du lịch quốc tế hấp dẫn nhất Việt Nam.

Đó là quy hoạch, xác định thị trường khách du lịch. Tập trung phát triển vào ba vùng du lịch trọng điểm là vùng 1: Thành phố Lào Cai – Sa Pa – Bát Xát; vùng 2: Bắc Hà – Si Ma Cai - Mường Khương; vùng 3: Bảo Thắng – Bảo Yên – Văn Bàn. Quy hoạch phát triển các tuyến du lịch làng bản gắn với du lịch cộng đồng và di sản văn hóa ruộng bậc thang. Quy hoạch 2 làng văn hóa truyền thống dân tộc Tả Van và Tả Phìn (Sa Pa) trở thành điểm du lịch kiểu mẫu. Tổ chức điều tra, đánh giá các chỉ tiêu du lịch đối với từng đối tượng khách du lịch nhằm phân định thị trường khách du lịch theo xu hướng phát triển.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất tại các địa bàn trọng điểm. Cụ thể như thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà. Với 3 địa bàn trọng điểm này, Lào Cai sẽ đầu tư, hoàn chỉnh các tuyến đường giao thông; khai thác, mở rộng các tuyến du lịch sinh thái Vạn Hòa, Tả Phời- Hợp Thành, du lịch hang động Tả Phời, du lịch tín ngưỡng Cam Đường, du lịch trên sông Hồng… Đầu tư xây dựng khu suối tắm nước nóng nhân tạo và dịch vụ tắm lá thuốc dân tộc, xây dựng đài quan sát ở thôn Ý Linh Hồ (xã San Sả Hồ), thôn Vù Lùng Sung (xã Trung Chải) để phục vụ cho việc chụp ảnh, ngắm cảnh và nghỉ ngơi thư giãn của du khách khi đến với Sa Pa. Với địa bàn Bảo Yên- Văn Bàn- Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ chú trọng quy hoạch đầu tư phát triển du lịch tâm linh tại các khu di tích lịch sử đền Bảo Hà gắn với việc khai thác và bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa.

Phát triển đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. Gắn các di tích văn hóa tâm linh với các vùng du lịch trọng điểm như quần thể di tích đền Bảo Hà, đền Cô Tân An, quần thể di tích đền Cô Cam Đường, chùa Cam Lộ, di tích khu chạm khắc đá cổ, Dinh Hoàng A Tưởng. Bảo tồn một số lễ hội tiêu biểu như lễ hội Roóng Poọc, lễ hội Cầu Mùa, lễ hội Gầu Tào,…Xây dựng thương hiệu du lịch cho các điểm tham quan chợ vùng cao như Mường Hum (Bát Xát), Cốc Ly (Bắc Hà), Cán Cấu, Xín Chéng (Si Ma Cai), Cao Sơn, Lùng Khấu Nhin, Pha Long (Si Ma Cai).….Tổ chức các tuyến du lịch mạo hiểm, du lịch leo núi, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái dọc sông Chảy. Phát triển các làng nghề thủ công truyền thống trở thành địa điểm thăm quan, trải nghiệm cho du khách như: nghề thêu dệt thổ cẩm, nghề rèn đúc, nghề tắm lá thuốc dân tộc, nghề nấu rượu, nghề đan lát. Xây dựng và phát triển làng du lịch cộng đồng. Phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh bằng thuốc của người dân tộc. Phát triển những món ăn đặc trưng mang giá trị ẩm thực phục vụ du lịch.

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển du lịch. Trong đó chú trọng đào tạo cho cán bộ quản lý nhà nước, bồi dưỡng kiến thức về du lịch, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, đạo tạo thuyết minh viên, đào tạo ngoại ngữ cho người dân tộc thiểu số,…

Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến du lịch. Tổ chức các sự kiện du lịch; hội chợ du lịch; phát hành các ấn phẩm quảng bá du lịch; xây dựng cổng thông tin du lịch, ki ốt điện tử tra cứu thông tin du lịch nhằm quảng bá và tiếp thị hình ảnh Lào Cai như một điểm đến không chỉ cho du lịch, nghỉ dưỡng mà còn cả đầu tư và kinh doanh bền vững. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hoá, di tích lịch sử, biến “di sản thành tài sản” phục vụ phát triển du lịch bền vững.

Với những giải pháp thiết thực, Lào Cai đã, đang xây dựng và từng bước định vị thương hiệu du lịch mang dấu ấn riêng trong lòng du khách./.
Nguyễn Ngọc Việt

Tin Liên Quan

Bí thư Tỉnh uỷ Đặng Xuân Phong gặp gỡ lãnh đạo Đảng Lao động Mê-hi-cô

Tối 28/10/2024 (giờ Mê-hi-cô), tiếp nối các hoạt động đối ngoại tại Mê-hi-cô, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã gặp gỡ và làm việc với Tổng Bí thư Alberto Anaya Gutiérrez và...

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai Đặng Xuân Phong và đoàn công tác thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Mê-hi-cô

Ngày 28/10/2024 (giờ Mê-hi-cô), Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã đến Mê-hi-cô triển khai các hoạt động đối ngoại của tỉnh.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống Nhân dân

Với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của người dân, công tác phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn của xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa đã đạt rất nhiều kết quả tích cực. Đây cũng là xã đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới của giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy vai trò truyền thông trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an sinh xã hội

An sinh xã hội là một trong những chủ trương, chính sách quan trọng của Ðảng và Nhà nước ta đã được quán triệt, bảo đảm thực hiện trong các thời kỳ phát triển của đất nước. Những năm qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, công tác an sinh xã hội ở Lào Cai tiếp tục đạt được nhiều...

Bộ CHQS tỉnh Lào Cai - Bộ CHQS tỉnh Bò Kẹo (Lào): Hội đàm và ký kết kết nghĩa

Thực hiện kế hoạch công tác tại Lào, từ ngày 20/10 đến ngày 24/10, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lào Cai và Bộ CHQS tỉnh Bò Kẹo - nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã tổ chức hội đàm và ký kết kết nghĩa giữa hai đơn vị.