Biển Đông trong Tuyên bố chung Ngoại trưởng ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 46 (AMM-46) vừa kết thúc thành công tại Trung tâm hội nghị quốc tế của Brunei. Hội nghị nhằm mục đích củng cố tình hữu nghị giữa các Chính phủ, xã hội và quan trọng nhất là con người giữa 10 nước thành viên cộng đồng ASEAN.

Các Bộ trưởng Ngoại giao tại Hội nghị ASEAN lần thứ 46.

Trái ngược với hội nghị năm ngoái tại Campuchia khi lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, hội nghị không đưa ra được tuyên bố chung nào, hội nghị lần này diễn ra thành công tốt đẹp khi đạt được những kết quả nổi bật như nhất trí tăng cường lòng tin, đối thoại trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, khởi động đàm phán cấp SOM về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).
 
Mặc dù thông cáo chung thể hiện sự đồng thuân giữa các nước thành viên về vấn đề giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, song Philippines vẫn rất căng thẳng và có lẽ là nước lên tiếng nhiều nhất về vấn đề này.
 
Bên lề cuộc họp, đáp lại phản ứng của Trung Quốc về một cuộc “phản công” là “không thể tránh khỏi” nếu Philippines tiếp tục khiêu khích, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Abert F Del Rosario nói: “Chúng tôi lên án bất kỳ đe dọa sử dụng vũ lực nào và chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi hòa giải một cách hòa bình”.
 
Ông Rosario thể hiện mối lo ngại sâu sắc đến việc tăng cường quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời gọi sự hiện diện lớn của tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp Scarborough/ Hoàng Nham và Bãi Cỏ Mây là đe dọa đến việc duy trì hòa bình và ổn định hàng hải ở khu vực. “Đây là vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng tôi nhắc lại về quan điểm giải pháp hòa bình theo luật quốc tế”, ông nói thêm.

Trong khi đó Trung Quốc đồng ý sẽ tổ chức các cuộc “tham vấn chính thức” để đề xuất Bộ quy tắc ứng xử (COC), quản lý các hoạt động hải quân tại cuộc họp với các nước ASEAN ở Trung Quốc trong tháng 9.
 
Bản thông cáo dài 19 trang được chia thành 10 phần khác nhau, trong đó có tầm nhìn của ASEAN, ba trụ cột chính trong việc tạo ra cộng đồng ASEAN vào năm 2015, kết nối, quan hệ bên ngoài ASEAN cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế.
 
Một bản tài liệu 2 điểm liên quan đến Biển Đông cũng được đưa ra, các lãnh đạo thống nhất cần có một một tình huống phản ứng cụ thể xoay quanh khu vực hàng hải.
 
Về vấn đề này, hội nghị đánh giá cao sự trao đổi quan điểm về các vấn đề bao gồm các sáng kiến và phương pháp nhằm nâng cao niềm tin, tin tưởng, đối thoại và giải quyết các vấn đề Biển Đông, lưu ý đến đề xuất về một đường dây nóng cũng như tìm kiếm cứu nạn.
 
Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của DOC, nguyên tắc 6 điểm ASEAN về Biển Đông và tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc trong kỉ niệm 10 năm DOC, tái khẳng định việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc được luật pháp quốc tế công nhận, bao gồm Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển.
 
Đồng thời, hội nghị cho biết sẽ tiếp tục kết hợp với Trung Quốc trong việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC trong mọi khía cạnh, tiến hành các thỏa thuận hợp tác chung và các dự án phù hợp với các hướng dẫn thực hiện DOC, nhấn mạnh cần thiết duy trì động lực tích cực đối thoại và tham vấn theo “một số cuộc họp liên quan đến ASEAN - Trung Quốc”./.

(Theo Cục Thông tin đối ngoại)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...