Trống thiêng trong đời sống người Mông

Quy trình làm trống của người Mông rất đặc biệt, trống được làm ở trong hang đá hoặc ở trên đồi xa để khi thử tiếng không vang đến làng. Trống được làm ra nhằm mục đích sử dụng chung cho cộng đồng, không mua bán, trao đổi. Tang trống làm bằng cây gỗ Trí mò sú - một loại gỗ chắc có độ dẻo quánh, không bị nứt, khi đánh sẽ phát ra âm thanh trầm ấm, vang xa. Người Mông dùng da bò hoặc da trâu để bịt hai mặt trống. Trống làm xong, chủ trống cùng nam giới trong làng tiến hành nghi lễ cúng và treo trống ngay tại hang đá. Sau khi làm xong, chủ trống địu trống về nhà treo trên xà nhà. Gia chủ “nuôi” trống sẽ cúng trống vào ngày đầu tháng, cùng với dịp cúng tổ tiên. Vào ngày Tết, trống được hạ xuống để quét sạch bụi bẩn rồi lại treo lên vị trí cũ.

Trống là vật thiêng trong đời sống văn hóa người Mông.

Khi gia đình nào có người mất, người ta sẽ mượn trống để sử dụng trong đám tang. Gia đình tang chủ cử hai người đi mượn và trả trống đảm bảo một đôi từ đầu đến cuối. Khi đến nhà chủ trống, một trong hai người phải rót rượu mời rồi trình bày sự việc. Chủ trống trực tiếp giao trống, khi giao, chủ trống bảo với trống:

Anh đi đưa bệnh tật đi, đưa mọi chuyện xấu đi.

Anh về mang hồn hoa mầu về đầy nhà, mang hồn con người và gia súc.

Anh về mang vàng bạc khắp nhà.

Một người địu trống, còn người đi sau thì đánh trống, trên đường đi, họ đánh 3 tiếng báo hiệu trong làng có người mất. Trống được mang vào rồi treo ngang lên cây vầu ở gian chính giữa nhà, một mặt trống quay vào trong, mặt còn lại quay ra cửa, bên cạnh là một cây khèn, để trống - khèn tiễn hồn người mất.

Tiếng trống là âm thanh nổi bật và đặc trưng nhất trong đám tang. Tùy từng thời điểm diễn ra mà trống  được đánh theo các nhịp điệu khác nhau. Hồi trống đánh 3 tiếng là báo hiệu có lễ pav tuôl (có người vừa chết). Hồi trống đánh 2 tiếng là báo hiệu có lễ uôk vaz (lễ cúng lợn). Hồi trống đánh 1 tiếng báo hiệu có lễ uôk nhux đaz (đám ma khô). Kết thúc đám tang, hai người đi mượn trống sẽ có trách nhiệm mang trả trống.

Có thể thấy, “trống thiêng” gắn liền với tín ngưỡng dân gian của người Mông, mang nhiều giá trị lịch sử tộc người và giá trị âm nhạc, phản ánh mối quan hệ giữa thế giới của người đang sống và người đã mất, phản ánh về thế giới quan, nhân sinh quan. Ở đâu có người Mông, ở đó có “trống thiêng”, trống trở thành biểu tượng thiêng liêng được trao truyền từ đời này qua đời khác, tồn tại mãi trong đời sống văn hóa người Mông.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.