Đối thoại Delhi lần thứ 10: “Tăng cường hợp tác biển ASEAN-Ấn Độ”

Phát biểu tại Đối thoại, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, liên kết biển giữa các nước ASEAN và Ấn Độ tồn tại hàng nghìn năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, ngôn ngữ, nghệ thuật, tôn giáo, thương mại, hàng hóa, du lịch.
Ngày 19/7/2018, tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã diễn ra Đối thoại Delhi lần thứ 10 với chủ đề “Tăng cường hợp tác biển ASEAN-Ấn Độ”. Đối thoại là diễn đàn được tổ chức hàng năm nhằm trao đổi, thảo luận các biện pháp triển khai quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Ấn Độ.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng và Bí thư phương Đông, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách ASEAN bà Preeti Saran (Ảnh: TA)

Tham dự Đối thoại Delhi lần này có hơn hai trăm đại biểu là các lãnh đạo chính trị cấp Bộ trưởng các nước ASEAN, các quan chức Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách của ASEAN và Ấn Độ, các học giả, nhà nghiên cứu, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân liên quan. Đặc biệt, tham dự Đối thoại lần này còn có Thủ hiến các bang Đông Bắc Ấn Độ nhằm thúc đẩy quan hệ của khu vực này với ASEAN.

Đối thoại Delhi đã tập trung thảo luận các vấn đề như: Vai trò của các tỉnh Đông Bắc Ấn Độ trong hợp tác kết nối với các nước ASEAN; nhu cầu củng cố, tăng cường mối liên kết văn hóa-xã hội từ lâu đời giữa hai khu vực; trao đổi về trật tự thế giới đang định hình và quan hệ đối tác ASEAN-Ấn Độ; vai trò của hợp tác biển trong hợp tác hai bên; các vấn đề hợp tác phát triển, thương mại, đầu tư, công nghệ, hợp tác kết nối và thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác du lịch và xây dựng các thành phố thông minh...

Phát biểu khai mạc Đối thoại, Bí thư phương Đông, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách ASEAN bà Preeti Saran nhấn mạnh tầm quan trọng của Đối thoại trong việc hoạch định chính sách, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ; khẳng định Ấn Độ rất coi trọng vai trò của ASEAN, coi ASEAN có vai trò trung tâm trong chính sách “Hành động hướng Đông” và “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương” của Ấn Độ; và cho biết mục tiêu của Đối thoại lần này là tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác biển giữa hai bên, lĩnh vực được các nhà Lãnh đạo hai bên xác định là ưu tiên tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 25 năm quan hệ ASEAN-Ấn Độ.

Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Đối thoại (Ảnh: TA)

Phát biểu tại Đối thoại, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, liên kết biển giữa các nước ASEAN và Ấn Độ tồn tại hàng nghìn năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, ngôn ngữ, nghệ thuật, tôn giáo, thương mại, hàng hóa, du lịch... Ngày nay, liên kết biển càng có vai trò quan trọng, các tuyến đường vận tải biển qua ASEAN và Ấn Độ ngày càng đóng vai trò là những dòng chảy chính của thương mại quốc tế. Hợp tác biển mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng tồn tại những thách thức mà hai bên cần hợp tác giải quyết.

Thứ trưởng nhấn mạnh kết nối đường biển là một trong những lĩnh vực quan trọng ASEAN và Ấn Độ cần tận dụng để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai bên; theo đó đề nghị hai bên cần nỗ lực để có thể sớm kết thúc đàm phán Hiệp định vận tải hàng hải ASEAN-Ấn Độ; ASEAN và Ấn Độ cần đẩy mạnh củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng biển kể cả hạ tầng cứng (các hệ thống cảng biển, hậu cần, vận tải…) và hạ tầng mềm (chính sách, luật lệ, quy định nhằm hài hòa hóa vận tải hàng hóa và dịch vụ; liên kết các cảng biển và dịch vụ liên quan).

Bảo tồn môi trường biển song song với phát triển kinh tế cũng cần được coi trọng do tài nguyên biển không phải là vô hạn. Trên tinh thần đó, Thứ trưởng hoan nghênh kết quả của Hội thảo ASEAN-Ấn Độ về kinh tế biển xanh lần thứ hai được tổ chức tại New Delhi do Ấn Độ và Việt Nam đồng chủ trì ngày 18/7, tiếp nối thành công của Hội thảo ASEAN-Ấn Độ về kinh tế biển xanh lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam tháng 11/2017.

Trưởng đoàn ta cùng các nước ASEAN và Ấn Độ cũng nhấn mạnh nhu cầu đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải là điều kiện tiên quyết để ASEAN và Ấn Độ cùng phát triển kinh tế biển; trong đó các nước cần đảm bảo các nguyên tắc về tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); đồng thời tăng cường hợp tác giải quyết các thách thức xuyên quốc gia như: Cướp biển, buôn bán người, vũ khí và ma túy..../.

Theo Mạnh Hùng-Tuấn Anh/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Vị thế và hình ảnh Việt Nam qua diễn đàn Tương lai ASEAN

Sau một ngày thảo luận, trao đổi sôi nổi, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vừa chính thức khép lại, đánh dấu một bước tiến lớn của Việt Nam trên hành trình khẳng định tiếng nói và uy tín của mình trên trường quốc tế.

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Hôm 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm". Việc Việt Nam đề xuất sáng kiến và lần đầu tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh...

Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN tiếp tục Phiên toàn thể thứ hai với chủ đề "Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm".

Lễ khởi động Năm giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Lễ khởi động là một trong những hoạt động trọng điểm triển khai quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 (Jakarta, tháng 9/2023) nhằm đẩy mạnh giao lưu nhân dân, làm sâu sắc giao lưu văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Thủ tướng truyền tải thông điệp quan trọng về 'Bài học từ ASEAN' tại WEF Davos

Chiều 17/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính tại phiên thảo luận "Bài học từ ASEAN" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.

Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30/12/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á.