Lào Cai: Phát huy thế mạnh của kinh tế tập thể trong sản xuất hàng hóa

Thời gian qua, kinh tế tập thể với trọng tâm hoạt động là hợp tác xã, tổ hợp tác đã góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Mỗi năm với doanh thu bình quân 1.150 triệu đồng, khu vực hợp tác xã đã đóng góp vào tổng sản phẩm của địa phương và nền kinh tế khoảng 0,2% GDP.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có trên 390 hợp tác xã (HTX) với hơn 12.000 thành viên và khoảng 20.980 lao động làm việc thường xuyên. Hiện toàn tỉnh có 168 hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 92 hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 45 hợp tác xã trong lĩnh vực xây dựng, 34 hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải.

Các hợp tác xã duy trì hoạt động ổn định, tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động. Để hợp tác xã ngày càng phát triển, nhiều hợp tác xã đã xây dựng, củng cố bộ máy tổ chức, công tác quản lý, đồng thời đổi mới theo hướng kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa dịch vụ với sản xuất, mở rộng thêm ngành nghề. Một số mô hình hợp tác xã đi vào các ngành có triển vọng phát triển tốt như chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất rau an toàn, nuôi cá nước lạnh,…


Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoa lan mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các tổ hợp tác, hộ gia đình.

Lào Cai đã có một số hợp tác xã phát huy được ưu thế, điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, bước đầu đã khẳng định được vị trí trong việc phát triển sản xuất hàng hóa như: HTX Thành Sơn (xã Bản Xèo), HTX Tiên Phong (xã Mường Vi, huyện Bát Xát), HTX Quý Hiền (xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng), HTX Hoa Lợi (xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai), HTX Mai Anh (xã Sa Pa, huyện Sa Pa),…

Cùng với trên 390 HTX, tỉnh Lào Cai đã phát triển được khoảng 8.360 tổ hợp tác với gần 142.700 thành viên tham gia; doanh thu bình quân của tổ hợp tác ước đạt 185 triệu đồng/năm. Các tổ hợp tác là mô hình tự trợ giúp và tương trợ lẫn nhau, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên để vươn lên thoát nghèo. Các tổ hợp tác phát triển tập trung vào các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, thủy sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải,…

Lào Cai đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tập thể. Cụ thể như: chính sách về đất đai, tín dụng, đào tạo, dạy nghề, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, chính sách thuế, xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi giá trị, khoa học công nghệ; đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, tư vấn phát triển kinh tế tập thể. Qua đó nhiều HTX, tổ hợp tác mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực. Điển hình như hợp tác xã Mai Anh (thị trấn Sa Pa) chuyên sản xuất và kinh doanh rau củ quả và các ngành nghề rau hoa liên quan được thành lập năm 2012 với vốn ban đầu hoạt động là 400 triệu đồng, sau 4 năm hoạt động vốn duy trì hoạt động đã tăng từ 400 triệu lên hơn 1 tỷ đồng, doanh thu dao động khoảng 1 - 2 tỷ đồng, thu nhập mỗi hộ thành viên khoảng 6 – 7 triệu đồng. Hợp tác xã ra đời đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ rau của các hộ dân ở các xã Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải, Bản Phùng huyện Sa Pa.

Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai xác định mục tiêu phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã. Tỉnh hỗ trợ phát triển hợp tác xã gắp với hoàn thành tiêu chí số 13 trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; hỗ trợ đầu tư các hợp tác xã hoạt động theo cụm liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương; thành lập tối thiểu 20-30 hợp tác xã, đồng thời khuyến khích các tổ hợp tác, trang trại hạt nhân có nguyện vọng chuyển đổi thành lập hợp tác xã; phấn đấu doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt từ 1,2 - 1,5 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đạt trên 45 triệu đồng/thành viên hợp tác xã/năm. Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế tập thể./.

Lâm Tú

Tin Liên Quan

Người "Thủ lĩnh" quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ hướng tới phát triển bền vững

Tỉnh Lào Cai đang triển khai quyết liệt Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Quyết định 693/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch này bám sát Kết luận 72-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 13-NQ/TW với định hướng đưa Lào Cai trở...

Lào Cai tăng cường kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng trong hoạt động tố tụng

Tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định 714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện Quy định 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) trong các hoạt động tố tụng, bao gồm điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đây là bước đi cụ thể nhằm tăng...

Đoàn kết theo lời Bác dạy

Ngày 23/9/1958, trong chuyến thăm và nói chuyện với cán bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời căn dặn sâu sắc về tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong tiếp Đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 23/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam do ông Phùng Quang Hiệp, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng...

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là...