‘Xây dựng lại lòng tin’ thương mại tự do

Một trong những “biến cố” bị tạo ra trong 2 năm qua đã và đang tác động sâu sắc cho nền kinh tế thế giới là do chính sách “nước Mỹ trên hết” được triển khai ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nắm quyền lãnh đạo đất nước.

 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi xây dựng lại lòng tin thương mại tự do - Ảnh: reuters

Có thể nói, Tổng thống Donald Trump đã làm rung chuyển các cấu trúc quốc tế hết lần này đến lần khác, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Ông rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và dọa đánh thuế nhập khẩu lên nhiều sản phẩm các đồng minh của Mỹ… Hiện nay, giữa Mỹ và Trung Quốc đang đối diện với cuộc chiến thương mại, mà có lối thoát hay không phải chờ đến tháng 3 tới mới định đoạt.

Chính những nhân tố đó đã làm cho hệ thống thương mại tự do toàn cầu bị tác động, nhiều nền kinh tế phát triển phải đối mặt với những rủi ro, làm cho tốc độ tăng trưởng có nguy cơ chậm lại.

Tuy nhiên, trong khi Mỹ quay lưng lại với xu thế thương mại tự do thì nhiều nước phát triển, kể cả các đồng minh chủ chốt của Mỹ, đã nói không và quyết tâm khơi nguồn cho dòng thương mại tự do tiếp tục giữ vai trò chủ đạo.

Ngày 23/1, phát biểu trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng kêu gọi “xây dựng lại” lòng tin trong hệ thống thương mại tự do quốc tế. Ông Shinzo Abe đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một hệ thống, ở đó cho phép dữ liệu số phi cá nhân - một động lực tiềm năng cho nền kinh tế, được giao dịch tự do xuyên biên giới.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng bày tỏ hy vọng vấn đề này sẽ được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) do Nhật Bản đăng cai vào tháng 6 tới đây.

Thủ tướng Shinzo Abe nêu rõ: “Nhật Bản quyết tâm duy trì và cam kết tăng cường trật tự quốc tế dựa trên luật định, tự do và cởi mở”, đồng thời lưu ý hệ thống thương mại cần phải “minh bạch, công bằng và hiệu quả” nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cùng các vấn đề khác.

Nằm trong các nỗ lực theo đuổi thương mại tự do, Thủ tướng Shinzo Abe đã đề cập tới Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mà tiền thân là TPP, có hiệu lực vào năm ngoái sau khi Mỹ rút khỏi văn kiện này, cùng một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hiệu lực vào ngày 1/2.

Theo ông Shinzo Abe, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu cần tập hợp lực lượng để tiến hành cải cách WTO, nhất là việc điều chỉnh các quy tắc mà họ xem là hoạt động trợ cấp chính phủ bóp méo thương mại.

Điều đó cho thấy, vấn đề tự do thương mại toàn cầu vẫn là mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới. Trước những thách thức do sự quay lưng lại của Mỹ, thì việc “xây dựng lại” lòng tin thương mại tự do lúc này là vô cùng cấp thiết, nó không chỉ yêu cầu trước mắt, mà còn là xu hướng tất yếu cho một tương lai xa của nền kinh tế thế giới.

Theo Tuyết Minh/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.