Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, kinh tế toàn cầu ra sao?

Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ áp thuế đối với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu Mỹ để trả đũa động thái tương tự của Washington, bất chấp cảnh báo “đừng đáp trả” của Tổng thống Donald Trump.

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã “tăng nhiệt” hôm 10/5 khi Mỹ quyết định nâng mức thuế từ 10 lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc hôm 13/5 cho biết, các mức thuế 25%, 20% và 10% dành cho các nhóm hàng khác nhau sẽ được áp dụng từ ngày 1/6 đối với hàng hóa Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Tổng cộng sẽ có 5.410 sản phẩm hàng hóa của Mỹ bị ảnh hưởng bởi lệnh áp thuế này.

“Từ ngày 1/6, mức thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ sẽ tăng lên”, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố Bắc Kinh “không bao giờ đầu hàng trước sức ép từ bên ngoài” khi được hỏi về lời đe dọa áp thuế đối với toàn bộ hàng xuất khẩu Trung Quốc vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump.

Kinh tế toàn cầu thiệt hại

Theo các chuyên gia, việc Mỹ nâng thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc và động thái "ăn miếng trả miếng" từ phía Trung Quốc đang đặt ra rủi ro lớn đối với nền kinh tế của hai quốc gia và toàn cầu.

"Không ai thắng trong chiến tranh thương mại cả, kể cả những nước ngoài cuộc", chuyên gia kinh tế trưởng Gregory Daco thuộc công ty nghiên cứu Oxford Economics viết trong một báo cáo được trang MarketWatch trích dẫn.

Nhận định triển vọng kinh tế Mỹ, Trung Quốc và toàn cầu, chuyên gia này ước tính rằng, việc Mỹ tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc và Trung Quốc trả đũa tương tự lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ sẽ khiến tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ giảm 0,3% vào năm 2020, trong khi phía Trung Quốc là 0,8%.

Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Mỹ sẽ tổn thất khoảng 29 tỷ USD vào năm 2020 và tác động đến nền kinh tế toàn cầu là 0,3% hoặc hơn 105 tỷ USD.

Các cổ phiếu đã quay đầu giảm sau khi tăng mạnh vào hôm thứ Sáu tuần tước, vì niềm tin vào việc Washington và Bắc Kinh sẽ sớm hoàn tất một thỏa thuận thương mại đã bị phá vỡ. Chỉ số S&P 500 và chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đều có mức giảm hàng tuần là hơn 2%. Chỉ số chứng khoán Trung Quốc CSI cũng đã giảm hơn 8%.

Daco đưa ra giả định, nếu Washington áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và Bắc Kinh trả đũa, GDP của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng khoảng 0,5%, tương đương giá trị GDP năm 2020 sẽ nhỏ hơn 45 tỷ USD so với kịch bản không có thuế quan. Điều này khiến tăng trưởng GDP thực tế của kinh tế Mỹ (tăng trưởng trừ đi lạm phát) về rất gần tới ngưỡng nguy hiểm 1% vào cuối năm 2020.

Tác động của áp thuế đối với kinh tế Trung Quốc, ông Daco nhận định, tăng trưởng GDP của đất nước đông dân nhất thế giới nhiều khả năng sẽ suy giảm 1,3 điểm % vào năm 2020, lùi về ngưỡng thấp chưa từng thấy là 5%. Nền kinh tế thế giới cũng phải chịu tổn thất 0,5%.

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách...

Không ngừng vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Cuba

Dù cách xa nửa vòng Trái đất, Việt Nam và Cuba luôn kề vai, sát cánh trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1960 đến nay, Việt Nam và Cuba không ngừng gìn giữ, vun đắp và phát huy mối quan hệ...

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai: Tập trung giải quyết các thách thức toàn cầu

Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, các nhà lãnh đạo cùng thảo luận về việc tăng cường tài chính cho khí hậu, cải cách các tổ chức toàn cầu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

“Bộ tứ” tăng hội tụ chiến lược

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản vừa họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của nhóm “Bộ tứ kim cương”, tại thành phố Wilmington, bang Delaware của Mỹ. Tuyên bố chung sau hội nghị đề cập một loạt sáng kiến trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, cơ sở hạ tầng hàng hải đến ứng phó thảm...

Trường đại học Nga tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam

Ngày 21/9, tại Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) đã diễn ra cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam với sự tham gia của nhiều sinh viên Nga theo hình thức thi trắc nghiệm đa phương tiện.