Tín hiệu ấm lên trong quan hệ Nhật – Trung

Những năm gần đây, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn ở trong tình trạng căng thẳng do các vấn đề lịch sử để lại, trong đó có việc  tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo hiện do Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku trên Biển Hoa Đông, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Kyodo News

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, mối quan hệ song phương giữa hai nước đang chuyển biến tích cực. Trong đó đáng chú ý là, kể từ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Trung Quốc hồi tháng 10 năm 2018 nhân kỷ niệm 40 năm hiệp ước hòa bình và hữu nghị giữa hai nước có hiệu lực, Tokyo và Bắc Kinh đang tìm cách khôi phục quan hệ trong khuôn khổ song phương được thiết lập năm 1999 để thảo luận về vấn đề giải giáp và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Theo các nguồn tin Nhật Bản, các cuộc đàm phán có thể được tổ chức vào ngày 21/5 tới tại Bắc Kinh, Nhật Bản dự định kêu gọi Trung Quốc cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân và nâng cao tính minh bạch về sở hữu loại vũ khí này.

Trong khi đó, Trung Quốc, nước sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa và các tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm, có thể đề cập tới vấn đề về chính sách giải giáp và không phổ biến vũ khí (hạt nhân) của Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào "chiếc ô" hạt nhân của Mỹ.

Hai bên cũng dự định sẽ trao đổi các quan điểm về sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như những tham vọng hạt nhân của Iran sau quyết định gần đây của Tehran về việc ngừng một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký năm 2015 với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức), nhằm đáp trả quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran.

Vòng đàm phán về vấn đề này gần đây nhất giữa hai nước được tổ chức năm 2011, trước khi quan hệ song phương đột ngột xấu đi một năm sau đó do Tokyo đặt quần đảo Senkaku vào diện quản lý của nhà nước.

Hai là, Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì, quan chức cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách công tác đối ngoại, đang có chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 16-19/5.

Ngày 16/5, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 16/5 đã tiến hành họp trao đổi các vấn đề song phương và các nội dung liên quan đến chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nhật Bản để dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka vào cuối tháng 6 tới.

Ông Tập Cận Bình từng thăm Nhật Bản vào năm 2009 với tư cách Phó Chủ tịch Trung Quốc nhưng chưa từng trở lại với tư cách Chủ tịch Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình cũng sẽ là Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên thăm chính thức Nhật Bản kể từ chuyến thăm của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào hồi tháng 5/2008, với tư cách là khách cấp quốc gia.

Cũng tại cuộc họp, hai bên trao đổi các vấn đề gây quan ngại hiện nay như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, tình hình Triều Tiên.

Với quan điểm sẽ thiết lập cơ chế thăm viếng cấp cao qua lại lẫn nhau, hai bên cũng đang tính toán khả năng mời Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Nhật Bản vào mùa Thu năm 2020 với tư cách quốc khách. Trong khi đó, có nhiều khả năng Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thăm Trung Quốc để dự hội nghị thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn vào cuối năm nay 2019.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/4, Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã chủ trì đối thoại kinh tế cấp cao lần thứ 5 tại Bắc Kinh.

Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, quan hệ Trung-Nhật đã quay trở lại quỹ đạo tốt đẹp và đạt được những thành quả mới nhờ những nỗ lực chung của các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Đối thoại kinh tế cấp cao Trung-Nhật lần thứ tư, được tái khởi động hồi tháng 4/2018 sau 8 năm gián đoạn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu chính sách và hợp tác thực chất.

 Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc, hai bên cần phải giữ vững sự đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được và cùng xây dựng các mối quan hệ kinh tế song phương để đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới.

Ông Vương Nghị cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản cần phải đạt được sự tiến triển vững chắc trong công tác thúc đẩy đầu tư song phương và hợp tác thương mại, cùng xây dựng Vành đai và Con đường, đồng thời tích cực tìm kiếm sự hợp tác thị trường bên thứ ba cũng như hợp tác giữa các địa phương.

Ông Vương Nghị cũng kêu gọi củng cố các kết quả hợp tác trong những lĩnh vực như bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, sáng tạo khoa học và kỹ thuật, chế tạo công nghệ cao, tài chính, kinh tế chia sẻ, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người cao tuổi.

Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh Trung Quốc và Nhật Bản cần phải thực hiện những nỗ lực chung nhằm thúc đẩy tự do và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bảo vệ môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng và không phân biệt đối xử, đẩy mạnh các cuộc đàm phán về hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, bảo vệ chủ nghĩa đa phương và cơ chế thương mại tự do.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản cho rằng hợp tác kinh tế luôn là một nền tảng quan trọng và là lực lượng dẫn dắt các mối quan hệ Nhật-Trung. Đối mặt với tình trạng bất ổn nghiêm trọng trên toàn cầu, hai bên cần hợp tác bảo vệ cơ chế thương mại đa phương dựa trên pháp luật.

Tại cuộc đối thoại, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế đã trao đổi các quan điểm và đạt được một loạt sự nhất trí về các chính sách kinh tế vĩ mô, hợp tác và trao đổi kinh tế song phương, hội nhập kinh tế khu vực và quản lý kinh tế toàn cầu.

Việc quan hệ Nhật – Trung đang quay trở lại quỹ đạo tốt đẹp là tín hiệu tốt không chỉ cho hai nước mà có tác động tích cực cho cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới vốn đang chịu nhiều “yếu tố bất ổn” cả về an ninh lẫn kinh tế.

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách...

Không ngừng vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Cuba

Dù cách xa nửa vòng Trái đất, Việt Nam và Cuba luôn kề vai, sát cánh trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1960 đến nay, Việt Nam và Cuba không ngừng gìn giữ, vun đắp và phát huy mối quan hệ...

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai: Tập trung giải quyết các thách thức toàn cầu

Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, các nhà lãnh đạo cùng thảo luận về việc tăng cường tài chính cho khí hậu, cải cách các tổ chức toàn cầu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

“Bộ tứ” tăng hội tụ chiến lược

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản vừa họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của nhóm “Bộ tứ kim cương”, tại thành phố Wilmington, bang Delaware của Mỹ. Tuyên bố chung sau hội nghị đề cập một loạt sáng kiến trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, cơ sở hạ tầng hàng hải đến ứng phó thảm...

Trường đại học Nga tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam

Ngày 21/9, tại Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) đã diễn ra cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam với sự tham gia của nhiều sinh viên Nga theo hình thức thi trắc nghiệm đa phương tiện.