Thái Lan triển khai dự án khu vực kinh tế biên giới hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN

Bộ Công nghiệp Thái Lan đã bắt đầu triển khai một dự án nhằm phát triển hệ thống quản lý hậu cần công nghiệp tại các khu vực kinh tế biên giới, chuẩn bị cho việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE). Kế hoạch này nhằm hưởng ứng chính sách của Chính phủ Thái Lan mong muốn thúc đẩy hợp tác chiến lược với các nước láng giềng và tăng cường biên mậu.
 
  Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Phó Vụ trưởng Vụ Mỏ và Công nghiệp địa chất thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan, ông Tawat Polquamdee cho biết Chính phủ Thái Lan nhận thấy rằng một vài khu vực biên giới có thể trở thành khu công nghiệp khi AEC được hình thành vào năm 2015. Việc đầu tư vào các siêu dự án theo kế hoạch, đặc biệt là xây dựng thêm các mạng lưới kết nối giao thông, sẽ đóng góp cho việc phát triển công nghiệp ở mỗi khu vực kinh tế biên giới.

Trong giai đoạn đầu, các khu vực biên giới Thái Lan - Mianma, Thái Lan - Campuchia và Thái Lan - Lào sẽ được chọn làm điểm mẫu để triển khai hệ thống quản lý hậu cần. Các khu vực này sẽ được sử dụng để vừa nghiên cứu và thực hiện dự án.

Nếu việc nghiên cứu cho thấy một số sản phẩm có tiềm năng phát triển tốt, các bên liên quan bao gồm cả chính quyền sẽ có những điều chỉnh thích hợp để tạo điều kiện cho dòng hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển hiệu quả ở mỗi khu vực kinh tế biên giới. Ông Tawat cho biết giai đoạn nghiên cứu sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9 này và bước tiếp theo là áp dụng các hình mẫu đó trên cả 12 điểm ở tất cả các khu vực biên giới. 

Dự kiến hệ thống quản lý hậu cần công nghiệp sẽ được chia làm hai nhóm, trong đó nhóm thứ nhất liên quan tới ô tô và phụ tùng ô tô, còn nhóm thứ hai gồm hàng điện dân dụng và điện tử. Các kế hoạch sẽ được triển khai đối với cả hai nhóm để chuẩn bị cho việc hội nhập của ASEAN. Hai nhóm hàng công nghiệp này đều có cơ hội mở rộng trên thị trường ASEAN.

Thái Lan được đánh giá là nơi có vị trí thích hợp cho việc trở thành trung tâm hậu cần của ASEAN, nơi sẽ trở thành thị trường gồm 600 triệu dân một khi AEC được hình thành./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.