Đền Bảo Hà – khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia

Đền Bảo Hà – khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng vào thế kỷ 17, dưới chân đồi Cấm, bên cạnh dòng sông Hồng, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh về đây dâng hương tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Hoàng Bảy.

Đền Bảo Hà - Lào Cai. (Ảnh HT)
 
Đền Bảo Hà, nơi thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng đã hiển thánh. Đây là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được Nhà nước công nhận vào tháng 11/1997.

Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về hướng Nam, cách Hà Nội khoảng 240km đi theo đường sắt. Việc đến thăm di tích đền Bảo Hà rất thuận lợi vì có nhiều đường giao thông đi lại, du khách có thể lựa chọn đi bằng đường bộ, đường thủy hoặc đường sắt.

Theo sử sách ghi chép lại, vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) khắp vùng Quy Hóa gồm Châu Thủy Vĩ và Châu Văn Bàn (thuộc Lào Cai bây giờ) luôn bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá, giết hại dân lành. Trước cảnh đau thương đó, tướng Nguyễn Hoàng Bảy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận chiến không cân sức với quân giặc, ông đã anh dũng hy sinh, thi thể của ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà thì được nhân dân trong vùng vớt lên an táng và lập đền thờ khắc ghi công đức.

Ông được vua Minh Mạng và Thiệu Trị (triều Nguyễn) tặng danh hiệu "Trấn an hiển liệt", Đền thờ ông được cấp sắc phong là "Thần vệ quốc", đồng bào các dân tộc địa phương tôn thờ ông là vị nhân thần.

Đền Bảo Hà được xây dựng có lưng tựa vào núi, mặt trước hướng về phía sông Hồng, vị thế uy linh, tĩnh mặc, phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Ngôi Đền có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đến nay, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, Đền Bảo Hà vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc trước đây. Bước qua cổng tam quan là sân đền, nhà khách, Phủ Chúa Sơn Trang, Toà đại bái, Cung cấm, Cung nhị và Cung công đồng. Trong các cung thờ chính của Đền có các pho tượng của Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Trang, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Nhãn.

Hàng năm, Đền Bảo Hà tổ chức nhiều lễ hội, như Lễ Thượng Nguyên tổ chức vào rằm tháng Giêng; lễ tiệc Quan Tuần Tranh tổ chức vào 25/5 âm lịch; lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch; lễ Tết muộn (hay gọi là Tết tất niên) tổ chức vào Tháng chạp. Trong những dịp này, Đền Bảo Hà thu hút hàng vạn người dân từ khắp mọi miền đất nước đến thăm quan, kính dâng nén nhang tưởng nhớ người anh hùng huyền thoại và cầu mong có cuộc sống bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn trong làm ăn.
Ánh Nguyễn

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...