Tòng Sành nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Tòng Sành huyện Bát Xát đã và đang huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, đồng thời lồng ghép các chương trình dự án và nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tâng cơ sở, hỗ trợ sản xuất làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Tòng Sành

Tòng Sành là xã thuần nông của huyện Bát Xát với 100% là đồng bào dân tộc Dao. Do xuất phát điểm thấp nên việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chính quyền địa phương đã lựa chọn cách làm nông thôn mới phù hợp với điều kiện của địa phương, tập trung thực hiện các tiêu chí thiết thực với người dân; đề cao vai trò của các tổ chức hội như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, đoàn thanh niên, các trưởng thôn, người có uy tín trong việc tuyên tuyền, vận động nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Trao đổi với chúng tôi, ông Chảo Tờ Quáng – Chủ tịch Hội nông dân xã Tòng Sành cho biết: “Nhân dân trên địa bàn xã hiện nay đã có ý thức trong xây dựng nông thôn mới, nhất là trong việc xây dựng đường nội đồng, đường làng ngõ xóm. Trước đây phải tuyên truyền vận động nhưng hiện nay nhân dân, các hộ gia đình đã có ý thức tự giác đóng góp tiền của, công sức để mở đường vì nhân dân hiểu là làm đường để phục vụ chính mình, phục vụ sự phát triển kinh tế của gia đình mình, của thôn mình. Trước kia nhân dân chỉ trồng 1 hoặc 2 vụ lúa nhưng trong mấy năm gần đây được sự tuyên truyền, hướng dẫn của cán bộ, nhân dân đã tăng vụ, trồng cây dưa hấu và trồng cây lúa có năng suất, chất lượng.”

Cùng với các cây trồng quen thuộc như ngô, lạc, ớt, dưa chuột, nhiều năm qua dưa hấu được xã lựa chọn trồng tăng vụ trên đất một lúa với khoảng 20 ha. Cây dưa hấu được trồng nhiều năm liền đều được mùa và được giá, giúp nông dân thu hoạch cao gấp 2 -3 lần so với trồng lúa. Ông Lý Sài Phủng, thôn Chu Cang Hồ cho biết: "Trồng dưa hấu năng suất cao hơn lúa từ 3-4 lần. Một năm tôi trồng được 5 tấn quả, bán ven đường một phần, còn lại một phần bán ở Sa Pa, bán rất dễ. Thôn Chu Cang Hồ này nhà nào cũng trồng. Bà con nông dân trong thôn cũng có thu nhập tương đối ổn định".

Bên cạnh đó, phát huy truyền thống lấy lá thuốc của người Dao đỏ, mấy năm gần đây nghề khai thác dược liệu dưới tán rừng phát triển đã giúp cho người dân tăng thêm thu nhập. Đặc biệt, năm 2017, xã Tòng Sành đã thành lập 3 tổ hợp tác bảo vệ rừng và cây dược liệu tại các thôn Chu Cang Hồ, Tả Tòng Sành và Séo Tòng Sành với sự tham gia của 63 thành viên. Tham gia mô hình, các thành viên biết cách khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới các cây thuốc thành vườn, Khi thu nhập của người dân tăng thì việc huy động đóng góp sức dân trong xây dựng nông thôn mới cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Song song với phát triển kinh tế, việc tăng cường hoạt động văn hóa cũng được chính quyền và nhân dân chú trọng. Cuối năm 2017 đồng loạt 5 thôn thuộc xã Tòng Sành triển khai xây dựng nhà văn hóa thôn và được triển khai một cách bài bản, từ công tác thành lập ban chỉ đạo, họp thôn, công tác vận động quần chúng… Vì thế sau hơn một tháng thực hiện, nhà văn hóa của các thôn đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp, nhân dân đã đóng góp gần 180 triệu đồng và gần 1.200 ngày công để xây dựng các nhà văn hóa thôn.

Xây dựng nhà văn hóa tại thôn Láo Vàng Chải, xã Tòng Sành

Anh Lý Láo Tả - Trưởng thôn Tả Tòng Sành chia sẻ: “Để hoàn thiện nhà văn hóa trong thời gian sớm nhất, bản thân anh đã rất tích cực tuyên truyền trong các buổi họp thôn và thực hiện phương châm đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà. Đồng thời phối hợp phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh. Có nhà Văn hóa nên Tết Mậu Tuất 2018, cả thôn được ăn Tết tập trung trong nhà văn hóa khang trang”.

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Tòng Sành đã đạt 11/19 tiêu chí. Thôn Tả Tòng Sành được công nhận là thôn nông thôn mới. Tuy nhiên 8 tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn xã. Trong đó có tiêu chí về môi trường, thu nhập và hộ nghèo khi thu nhập bình quân đầu người của xã mới chỉ đạt 23 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao trên 45%. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chung sức cùng chính quyền địa phương tích cực tham gia vệ sinh môi trường, chỉnh trang nhà cửa, xã Tòng Sành đã và đang thực hiện lồng ghép các chương trình dự án của tỉnh, Trung ương vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 còn 37%.

Từ sự đồng thuận cao về tư tưởng, thống nhất về hành động, cán bộ và nhân dân xã Tòng Sành đang quyết tâm thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới. Góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương.

 

Thanh Nga

Tin Liên Quan

Xã Tân Thượng phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024

Với chủ đề “Sách và khát vọng phát triển”, chiều 16/4, UBND xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn đã tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024.

Si Ma Cai tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Si Ma Cai xác định cây, con chủ lực của huyện đó là cây Lê, Mận, dược liệu và 3 con trâu, bò, lợn đen là thế mạnh của địa phương để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sức trẻ trong xây dựng nông thôn mới

Với sức trẻ, nhiệt huyết, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã xung kích đi đầu, góp phần cùng với đảng bộ, chính quyền và người dân các địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2023, Nhân dân Bảo Yên đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Chiều 16/1, huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và Nghị quyết 10-NQ/TU năm 2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Vì lợi ích của cộng đồng thì nên làm

Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình cần đến sự tình nguyện đóng góp công sức, tiền của người dân. Thời gian qua, ở một số địa phương của tỉnh Lào Cai đã có không ít hộ dân chủ động, tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của, tài sản trên đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Ông Hoàng...