Thái Lan thông qua gói kích cầu trị giá 1,6 tỷ USD

Trung tâm Xử lý tình hình kinh tế Thái Lan (CESA) vừa thông qua gói kích cầu trị giá 51 tỷ Baht (khoảng 1,6 tỷ USD) với thời hạn ba tháng nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hỗ trợ nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thủ tướng Thái lan Prayut Chan-o-cha phát biểu sau cuộc họp với CESA (Ảnh: Bangkok Post)

Theo kế hoạch, sẽ có hai nhóm đối tượng là những người thu nhập thấp được hưởng lợi từ gói kích thích tiêu dùng mới được thông qua. Ngân sách dành cho nhóm thứ nhất khoảng 21 tỷ Baht, bao gồm 14 triệu người có thẻ phúc lợi xã hội và những người này sẽ được giảm thêm 500 Baht khi đi mua sắm trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12-2020.

Nhóm thứ hai gồm 10 triệu người đăng ký trực tuyến sẽ được giảm giá 100 Baht/ngày cho các mặt hàng thực phẩm, đồ uống và đồ gia dụng thiết yếu (không bao gồm rượu bia, thuốc lá hoặc xổ số) với tổng mức ấn định là 3.000 Baht/người. Ngân sách dành cho nhóm này là 30 tỷ Baht và việc đăng ký dự kiến sẽ được bắt đầu từ ngày 16-10.

Theo người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Anucha Burapachaisri, kinh phí thực hiện gói kích thích tiêu dùng trên sẽ được trích từ khoản vay 1.000 tỷ Baht của Chính phủ và việc thực hiện sẽ cần phải được Nội các thông qua.

Trong khi đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho rằng điều quan trọng nhất vào lúc này là giúp đỡ những người có thu nhập thấp, trong khi duy trì đầu tư của Chính phủ và khu vực tư nhân vào các dự án mà sẽ tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Bất chấp những thành tích mà Thái Lan đã đạt được trong công tác phòng chống dịch Covid-19, kinh tế của “Xứ Chùa Vàng” trong quý II-2020 vẫn giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Thái Lan (NESDC) dự báo nền kinh tế của quốc gia này sẽ giảm khoảng 7,3-7,8% trong cả năm nay, so với mức dự báo giảm trước đó là 5-6%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) dự báo nền kinh tế nước này sẽ giảm 8,1% trong năm 2020, chủ yếu do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

https://nhandan.org.vn/tin-tuc-the-gioi/thai-lan-thong-qua-goi-kich-cau-tri-gia-1-6-ty-usd-617137/

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...