Liên hợp quốc kêu gọi sự hòa nhập xã hội của người khuyết tật

Ngày 30/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi tạo điều kiện để người khuyết tật hòa nhập nhiều hơn trong xã hội, gồm cả trong tiến trình ứng phó và phục hồi sau COVID-19.
 Ảnh: https://disabilityhorizons.com

Trong bài phát biểu trước các quốc gia thành viên Công ước về quyền của Người khuyết tật 2006, người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh quyền của người khuyết tật chỉ có thể được thực hiện đầy đủ bằng cách loại bỏ những trở ngại, bất công và phân biệt đối xử mà những người khuyết tật phải trải qua.

“Nhận thức được quyền của người khuyết tật đóng vai trò quan trọng để thực hiện lời hứa cốt lõi trong Chương trình nghị sự 2030: Không để ai bị bỏ lại phía sau…Trong tất cả các hành động của chúng tôi, mục tiêu đề ra đều rất rõ ràng: Một thế giới mà trong đó tất cả mọi người đều có thể được đón nhận những cơ hội bình đẳng, tham gia vào tiến trình đưa ra quyết định và thực sự hưởng lợi từ đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Đó là một mục tiêu đáng để chúng ta đấu tranh” – người đứng đầu Liên hợp quốc nói.

Dự kiến, phiên họp lần thứ 13 của Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước về quyền của Người khuyết tật sẽ diễn ra trùng với dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật vào ngày 3/12 năm nay. Cũng giống như nhiều sự kiện khác diễn ra trong năm nay, phiên họp lần thứ 13 của Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước về quyền của Người khuyết tật sẽ diễn ra theo hình thức các cuộc gặp gỡ trực tiếp và trực tuyến, do tác động của đại dịch COVID-19.

Theo nhận định của ông Guterres, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã làm sâu sắc thêm những bất bình đẳng vốn đã tồn tại từ trước đó, đối với khoảng 1 tỷ người khuyết tật trên trái đất. Ngay cả trong điều kiện bình thường, thì người khuyết tật cũng đã ít có cơ hội tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khỏe và việc làm, hoặc tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Chia sẻ với những đánh giá của ông Guterres, Chủ tịch Ủy ban Liên hợp quốc về quyền của Người khuyết tật – ông Danlami Umaru Basharu lo ngại rằng, những rào cản về cấu trúc, sự loại trừ và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật đang trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ khủng hoảng.

Trong bài phát biểu trực tuyến, ông Danlami Umaru Basharu cho rằng “mặc dù chúng ta vui mừng vì hiện đã có 182 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham gia Công ước, nhưng đại dịch COVID-19 cho thấy vẫn còn một chặng đường dài để nhận thức đầy đủ về quyền của người khuyết tật được nêu trong Công ước và thực hiện đầy đủ các quyền đó”.

Từ những lập luận trên, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi thế giới hành động nhằm bảo đảm rằng tầm nhìn và nguyện vọng của người khuyết tật được lưu tâm đến một cách toàn diện và bền vững trong thế giới hậu COVID-19. Bảo đảm quyền của người khuyết tật cũng là điều cần thiết để giữ vững giá trị và những nguyên tắc làm nền tảng cho Liên hợp quốc.

Trước đó, vào tháng 5/2020, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã ban hành một bản chính sách vắn tắt, trong đó chỉ ra những tác động không cân xứng mà COVID-19 đang gây ra đối với người khuyết tật. Ông cũng lên tiếng kêu gọi cộng đồng thế giới cần theo đuổi các biện pháp ứng phó và phục hồi sau đại dịch theo cách “hòa nhập hơn” với người khuyết tật, bắt đầu bằng việc công nhận và bảo về quyền con người của người khuyết tật.

Năm ngoái, ông Guterres đã khởi động chiến lược hòa nhập người khuyết tật, nhằm mang lại sự thay đổi lâu dài trong hoạt động và tổ chức của Liên hợp quốc./.

https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/lien-hop-quoc-keu-goi-su-hoa-nhap-xa-hoi-cua-nguoi-khuyet-tat-569002.html

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...