Chú trọng tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số

(Trích tham luận của đồng chí Vũ Xuân Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ tại Hội thảo khoa học “Lời Bác dạy mãi soi đường cho nhân dân các dân tộc Lào Cai” do Tỉnh ủy tổ chức).
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh được đào tạo cơ bản ngày càng được tăng cường, nhờ đó chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ là người dân tộc thiểu số nói riêng ngày càng trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt.

Cán bộ nữ người dân tộc thiểu số ngày càng trưởng thành.

Chỉ tính trong 3 năm gần đây đã tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kỹ năng cho trên 7.200 lượt người. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho 870 người, lựa chọn và cử 105 con, em dân tộc thiểu số đi đào tạo đại học theo địa chỉ tại các trường đại học ở Trung ương để tạo nguồn cán bộ cho tương lai. Tuyển dụng 1.717 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số vào cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, chiếm 65% tổng số người được tuyển. Tuyển dụng 54/74 sinh viên cử tuyển đã tốt nghiệp đại học.

Đến nay, hầu hết các cơ quan, ban, ngành của tỉnh đều có cán bộ là người dân tộc thiểu số. Số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số của tỉnh đã tăng lên rõ rệt. Nếu năm 2000 chỉ có 2.069/13.042 là người dân tộc thiểu số, chiếm 15,86%, thì đến nay đã tăng lên 6.313/25.107, chiếm 25,1% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý ngày càng nhiều, có 17 đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV (nhiệm kỳ 2010 - 2015), chiếm hơn 30%; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh chiếm trên 36%; Cán bộ là người dân tộc thiểu số giữ chức vụ trưởng, phó ngành của tỉnh chiếm trên 14%, cán bộ diện sở, ngành quản lý chiếm hơn 13%, cán bộ diện huyện quản lý chiếm 23%. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, độ tuổi dưới 40 chiếm gần 78%, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cũng từng bước được quan tâm phát triển.

Trong những năm qua, nhiều cán bộ là người dân tộc thiểu số của tỉnh được Đảng và Nhà nước điều động về Trung ương giữ các chức vụ cấp cao quan trọng. Ngoài ra, còn rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức tỉnh đã được điều động về công tác tại các bộ, ngành góp phần bổ sung nguồn cán bộ có trình độ năng lực đã được tôi luyện và trải qua thực tế cơ sở cho Trung ương.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cán bộ, công chức cơ sở trong những năm qua không ngừng được đẩy mạnh. Nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng chức danh đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng vào giải quyết công việc ở cơ sở. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Tỷ lệ công chức đạt chuẩn được nâng lên, trên 88% cán bộ và hơn 98% công chức chuyên môn cấp xã có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, 60% cán bộ và 20% công chức chuyên môn được đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, 41% cán bộ và hơn 93% công chức chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên. Việc áp dụng phương pháp đào tạo bồi dưỡng kết hợp lý thuyết và thực hành giúp cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả chất lượng trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở. Đến nay, về cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức của tỉnh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện trên cơ sở vị trí việc làm và chức danh.

Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị; tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo theo quy định của Trung ương và của tỉnh để kịp thời động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng. Đổi mới phương pháp phân bổ nguồn lực để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, phát huy nguồn lực xã hội hóa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cải tiến phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, cân đối giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường thực hiện các bài tập tình huống, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay chỉ việc” để người học có thể vận dụng ngay kiến thức được trang bị vào công việc đang đảm nhận. Thể chế hóa và cụ thể các chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số trong công tác đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số phải đồng thời gắn với bố trí, sử dụng. Tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số phải được cụ thể hóa trong một chương trình tổng thể, khép kín từ khâu giáo dục phổ thông - giáo dục chuyên nghiệp - việc làm tại địa phương…
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Phát huy vai trò thanh niên trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Lực lượng thanh niên Lào Cai hiện có trên 150.300 người, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, lực lượng đoàn viên thanh niên Lào Cai đã tích cực tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với tinh thần xung kích tình nguyện, chung tay cùng các lực lượng chức năng bảo đảm ATGT cho Nhân dân.

Mỗi ngày có gần 400 xe hàng xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành

Hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành) diễn ra khá sôi động, mỗi ngày có gần 400 xe hàng được làm thủ tục thông quan.

06 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

Hiện nay, nguy cơ mất an toàn thông tin nói chung và vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng đang trở nên ngày càng phổ biến, phức tạp và gây hậu quả ngày càng lớn. Việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách...

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 về Đề án đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Mường Khương: Nỗ lực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho Nhân dân

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới với 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 87% tổng dân số. Ý thức, kỹ năng tham gia giao thông của một bộ phận người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Thách thức lớn nhất với Mường Khương là thay đổi thói quen sử...

Lào Cai: Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Sáng 26/4, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.