Thu thập thông tin về Di tích phế tích thành cổ Lùng Thẩn

Bảo tàng tỉnh vừa phối hợp với UBND huyện Si Ma Cai tổ chức Hội thảo Di tích lịch sử - văn hóa phế tích thành cổ Lùng Thẩn. Tại hội thảo đã thống nhất tên gọi di tích là Di tích phế tích thành cổ Lùng Thẩn (thôn Nà Chí Phàng, xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai), được xếp vào loại hình Di tích lịch sử - văn hóa.
Vị trí cổng phế tích thành cổ.

Phế tích thành cổ Lùng Thẩn là công trình kiến trúc quân sự được xây dựng bằng đá vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Đây là công trình quân sự độc đáo và cũng còn khá nguyên vẹn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Công trình được chia làm nhiều đơn nguyên kiến trúc khác nhau (trước đây đủ 3 đơn nguyên nhưng 1 đơn nguyên đã bị phá hủy không còn dấu tích). Đơn nguyên 1, thành Nam: Với tổng chiều dài 158,59 m, được chia làm 2 đoạn thành, gồm thành nằm bên trái cổng thành dài 127,59 m và đoạn thành bên phải cổng thành dài khoảng 28 m. Chính giữa khe núi là nơi có vị trí thấp nhất và cũng là lối ra, vào khu vực thành cổ, rộng khoảng 3 m. Đơn nguyên 2, thành Tây Nam: Để bảo vệ khu vực trong thung lũng, Giàng Chẩn Mìn cho xây dựng một đoạn thành khác dài 60,66 m nối từ núi Láo Chỉn Sảng sang núi bên cạnh tạo lối vào thành rộng hơn 2 m. Đoạn tường thành này cũng được xếp bằng đá tự nhiên dựa trên địa hình vốn có của núi. Những tảng, trụ đá được nối lại với nhau bằng các đoạn thành. Hiện trạng nhiều đoạn thành đã bị đổ, một số đoạn bị đổ phần trên, cơ bản vẫn định hình được tất cả do còn phần chân móng.

Tại hội thảo, các đại biểu đề xuất UBND xã Lùng Thẩn tiếp tục liên hệ, sưu tầm tài liệu để sớm hoàn thiện hồ sơ đề xuất UBND tỉnh xếp hạng Di tích phế tích thành cổ Lùng Thẩn là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

http://baolaocai.vn/bai-viet/211035-thu-thap-thong-tin-ve-di-tich-phe-tich-thanh-co-lung-than

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...