Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh của cuối tuần trước, vọt tăng trong phiên giao dịch sáng ngày 13/9 (giờ Việt Nam) trong bối cảnh nhiều giàn khoan dầu ngoài khơi ở Vịnh Mexico vẫn đóng cửa và nguồn cung của Mỹ bị ảnh hưởng bởi hậu quả của bão Ida.
Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh của cuối tuần trước trong bối cảnh nhiều giàn khoan dầu ngoài khơi ở Vịnh Mexico vẫn đóng cửa do ảnh hưởng của bão Ida. (Ảnh: aa.com.tr)

Theo đó, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô Brent tăng 0,7%, giao dịch ở mức 73,4 USD/thùng, trong khi đó giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,72% lên 70,22 USD/thùng, đây là mức tăng mạnh nhất của cả hai loại dầu trên kể từ ngày 3/9.

Giá dầu ngày 13/9 duy trì đà tăng mạnh chủ yếu do thị trường dầu thô lo ngại nguồn cung dầu bị thiếu hụt trong ngắn hạn khi các hoạt động sản xuất, khai thác dầu ở Vịnh Mexico chưa thể khôi phục, và tình trạng này được nhận định sẽ kéo dài đến hết tháng 9/2021.

Bão Ida hoành hành với sức gió lên tới 240 km/h đã khiến hầu hết sản lượng khai thác dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi của Mỹ bị cắt giảm trong hơn một tuần qua, làm hư hại các giàn khoan và những cơ sở hỗ trợ trên bờ. Khoảng 95% hoạt động sản xuất dầu khí ngoài khơi ở khu vực này vẫn bị đình trệ và 79 giàn khoan dừng hoạt động sau khi cơn bão đổ bộ vào Mỹ trong ngày 29/8. Ida được đánh giá là siêu bão mạnh nhất đổ bộ vào bang Lousiana kể từ sau siêu bão Katrina cách đây 16 năm khiến hơn 1.800 người thiệt mạng và gây thiệt hại 125 tỷ USD.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới tăng mạnh do nhu cầu dầu của Mỹ tiếp tục đi lên, đạt mức cao kỷ lục vào tuần trước trong khi tồn kho sản phẩm đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua.

Một số nhà phân tích nhận định, nếu xu hướng nhu cầu được duy trì, giá dầu có khả năng tăng nhiều hơn nữa trong phần còn lại của năm. 

Nhu cầu tiêu thụ dầu thô cũng được kỳ vọng cải thiện mạnh khi tình hình thiếu hụt nhiều loại hàng hoá thiết yếu ở Mỹ, châu Âu sẽ là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất ở khu vực châu Á đẩy mạnh sản xuất nhằm nắm bắt thời cơ của thị trường.

Ngoài tác động của cơn bão Ida, sự chú ý của thị trường trong tuần này sẽ tập trung vào những sửa đổi đối với triển vọng nhu cầu dầu cho năm 2022 từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Năm 2021, OPEC dự kiến nhu cầu dầu sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày, cao hơn con số của IEA là 5,3 triệu thùng/ngày và dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) là 5 triệu thùng/ngày.

Theo EIA, nhu cầu dầu thế giới tháng 8 đã giảm 400.000 thùng/ngày so với tháng 7 xuống 98,4 triệu thùng/ngày, con số này cao hơn 5,7 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2020, nhưng thấp hơn 4 triệu thùng/ngày so với năm 2019.

OPEC dự kiến sẽ công bố báo cáo hàng tháng trong ngày 13/9. Theo đó, tổ chức này có thể sẽ điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2022, khi sự lây lan của biến thể Delta đe dọa tốc độ phục hồi mức tiêu thụ nhiên liệu./.

https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/gia-dau-the-gioi-tiep-tuc-tang-590793.html

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...