Giữ nét đẹp truyền thống từ những gia đình nhiều thế hệ

Đang cặm cụi nhổ cỏ, tưới cây cảnh trước sân, bà Trần Thị Chiến, tổ 31, phường Kim Tân (thành phố Lào Cai) bất ngờ được cậu cháu trai ôm chầm từ phía sau. “Con chào bà! Cả ngày đi học, bây giờ con mới được ôm bà”. “Ôi chao! Bà cháu mình mới gặp nhau lúc sáng thôi mà!”. Cuộc trò chuyện của 2 bà cháu khiến những ai chứng kiến đều cảm nhận được tình cảm khăng khít, gắn bó, tràn đầy yêu thương.
Gia đình “tam đại đồng đường” của bà Trần Thị Chiến.

Ở tuổi 76, sống cùng vợ chồng con trai cả và các cháu, bà Chiến luôn thấy hạnh phúc, mãn nguyện vì gia đình “tam đại đồng đường”. Các con, cháu của bà dù ở gần hay xa, công việc có bận rộn đến đâu vẫn luôn sắp xếp thời gian để trở về quây quần bên bà. Chính vì vậy, bà luôn có tâm trạng vui vẻ, thoải mái, bệnh tật tuổi già dường như cũng tan biến.

Bà Trần Thị Chiến tâm sự: Chồng tôi mất đã lâu, nhưng nhờ có các con, cháu luôn đoàn kết, hiếu thảo, rất quan tâm đến mẹ, đến bà nên tôi rất hạnh phúc. Chỉ cần tôi bảo thấy mệt trong người là lập tức các con, các cháu quây quần chăm sóc.

Anh Nguyễn Thành Long, con trai cả của bà Trần Thị Chiến cho biết: Bố mẹ tôi đã rất vất vả nuôi 5 anh chị em chúng tôi ăn học. Bố tôi mất đã nhiều năm, chúng tôi càng thương mẹ hơn. Chúng tôi bảo nhau phải để mẹ sống những ngày tháng thật vui vẻ, hạnh phúc bên con cháu, bù đắp những hy sinh, vất vả mà mẹ đã trải qua.

Chính thái độ kính trên, nhường dưới, yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau đã giúp gia đình “tam đại đồng đường” của bà Chiến luôn tràn ngập niềm vui, tiếng cười, đồng thời giáo dục cho con, cháu gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình.

“Cháu rất vui khi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về sự yêu thương, chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau. Nhờ sống với bà từ nhỏ, cháu được bà chỉ dạy nhiều điều. Những khi gặp chuyện không vui trong cuộc sống hoặc học tập, về nhà cháu thường tâm sự với bà và được bà an ủi, động viên”, Nguyễn Như Thành Nam, cháu nội bà Trần Thị Chiến chia sẻ.

Không chỉ là những bữa cơm quây quần, những ngày nghỉ lễ, dịp cuối tuần, các con, cháu bà Chiến lại lên kế hoạch đưa mẹ đi chơi, khi là chuyến du lịch ở nơi xa, khi là chuyến trải nghiệm đạp xe quanh thành phố… Được các con, cháu động viên, bà Chiến còn chăm chỉ tập luyện thể dục - thể thao, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng. Nhờ đó, bà luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.

Cũng có 3 thế hệ cùng chung sống, gia đình ông Trần Xuân Hải và bà Phạm Thị Tươi, tổ 23, phường Duyên Hải (thành phố Lào Cai) được anh em, bạn bè, hàng xóm yêu quý, tôn trọng. Theo ông bà, chính sự thấu hiểu, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ nhau của các thành viên đã giúp gia đình ông bà vui vẻ, hạnh phúc. Mỗi lứa tuổi mỗi cách nghĩ, nếp sống khác nhau, nhưng khi cùng chung sống dưới một mái nhà thì sự tôn trọng, yêu thương là chất keo gắn kết các thành viên trong gia đình.

Tự hào về gia đình đa thế hệ của mình, bà Phạm Thị Tươi nói: Vợ chồng tôi đều là đảng viên đã có hơn 50 năm tuổi Đảng, chúng tôi luôn cố gắng làm gương cho con, cháu. Sống trong gia đình nhiều thế hệ, các thành viên phải tự điều chỉnh hành vi, thái độ của mình cho phù hợp. Tôi thường xuyên giáo dục, chỉ bảo con, cháu những đạo lý truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tôi cũng tiếp thu góp ý của con, cháu để kết hợp hài hòa giữa cái mới và cái cũ sao cho các thế hệ trong gia đình luôn hiểu, cảm thông và chia sẻ được với nhau.

Những gia đình nhiều thế hệ như gia đình bà Chiến, bà Tươi đang ngày càng ít đi do ảnh hưởng của đời sống hiện đại, nhưng những giá trị tốt đẹp từ những gia đình đa thế hệ đã và đang góp phần vừa “giữ lửa” hạnh phúc gia đình, vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa của gia đình truyền thống và lan tỏa yêu thương tới cộng đồng, xây dựng xã hội văn minh.              

https://baolaocai.vn/bai-viet/348025-giu-net-dep-truyen-thong-tu-nhung-gia-dinh-nhieu-the-he

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...