Thế giới ghi nhận nhiều ca hồi phục hơn ca mắc mới trong ngày qua

Theo thống kê của Worldometers, trong ngày qua, thế giới ghi nhận 383.080 trường hợp hồi phục sau khi mắc Covid-19 và 306.468 ca mắc mới. Số ca bệnh mới tính theo ngày đang giảm mạnh so với con số này trong thời gian làn sóng dịch bệnh thứ 4 chạm đỉnh vào giữa tháng 8 vừa qua.

Người dân dùng bữa trong 1 khu ẩm thực của Sydney, Australia, ngày 11/10. (Ảnh: Reuters)

Số ca nhiễm mới tại bang New South Wales, Australia, giảm còn 360 trường hợp trong ngày 12/10. Số ca nhiễm mới tại TP Sydney giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng qua. Sydney ghi nhận tín hiệu tích cực này sau khi trải qua gần 4 tháng phong tỏa và chuyển sang khôi phục kinh tế. 

Quán cà-phê, pub và cửa hàng bán lẻ tại New South Wales đã mở cửa trở lại từ ngày 11/10, sau khi tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 của người trưởng thành của bang này vượt 70%.

Trong cuộc họp báo cùng ngày, Thủ hiến bang New South Wales Dominic Perrottet công bố gói hỗ trợ để giúp các công ty chuẩn bị bước vào "mùa hè tươi sáng". "Sắp tới sẽ là thời gian bùng nổ tăng trưởng cho tất cả các doanh nghiệp và người lao động tại bang New South Wales", ông Perrottet nói.

Cùng với Sydney, TP Melbourne và thủ đô Canberra đang trong làn sóng dịch bệnh thứ 3 do biến thể Delta gây ra. Các thành phố tại Australia đang chờ đợi tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt các mốc 70%, 80% và 90% để bắt đầu nới lỏng biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn. 

Chính quyền liên ban đã hối thúc các bang bắt đầu chung sống với dịch bệnh khi tỷ lệ tiêm chủng đạt từ 80 đến 90%. Tuy nhiên, một số bang không ghi nhận ca lây nhiễm mới cho biết có thể trì hoãn mở cửa do lo ngại dịch bệnh bùng phát sẽ lấn át hệ thống y tế của họ.

Latvia đã công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng bắt đầu từ ngày 11/10 do số ca mắc Covid-19 tăng lên mức kỷ lục trong khi tỷ lệ tiêm vaccine tại nước này vẫn thuộc nhóm thấp nhất Liên hiệp châu Âu (EU).

Theo các quy định mới, người dân Latvia bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ở trong những tòa nhà công cộng và các công chức chính phủ phải tiêm vaccine ngừa Covid-19 chậm nhất là vào ngày 15/11.

Những người không tiêm vaccine sẽ không được phép vào các siêu thị, trong khi chỉ những cửa hàng được coi là thiết yếu mới được phép mở bán vào cuối tuần. Tất cả người dân Latvia được khuyến khích làm việc tại nhà nếu có thể.

Latvia hiện ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày hơn1.000 ca, trong khi dân số của quốc gia Baltic này là 1,9 triệu người. Các bệnh viện của nước này hiện đã quá tải với bệnh nhân Covid-19. Đến nay, 48% dân số Latvia đã được tiêm phòng đầy đủ.

https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/the-gioi-ghi-nhan-nhieu-ca-hoi-phuc-hon-ca-mac-moi-trong-ngay-qua-669034/

Theo Báo Nhân Dân

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...