Cần gìn giữ nếp nhà sàn truyền thống

Những năm gần đây, nhiều hộ ở các địa phương vùng cao không còn mặn mà với ngôi nhà sàn truyền thống, thay vào đó, họ chuyển sang làm nhà xây kiên cố, hiện đại. Vấn đề này khiến bản sắc dân tộc bị mai một và không còn thu hút khách du lịch đến với bản làng.

Sinh ra và lớn lên trong nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Nùng, nhưng khi xây dựng gia đình, được bố mẹ cho ra ở riêng, anh Lý Thìn Lê, thôn Cốc Phúng, xã Lùng Vai (Mường Khương) lại quyết định dựng ngôi nhà xây kiên cố, mái Thái. Anh Lê bộc bạch: Giờ không lấy gỗ trong rừng được nữa, nếu đi mua gỗ nhập khẩu thì không đủ tiền, vì thế gia đình tôi chỉ bỏ ra khoảng 400 triệu đồng là đã có được ngôi nhà xây kiên cố, rộng hơn 100 mét vuông, đảm bảo sinh hoạt cho gia đình 5 người.

Bình yên bên nếp nhà sàn.

Không chỉ nguyên - vật liệu khan hiếm, đắt đỏ, dựng nhà sàn còn cần có đất rộng từ vài trăm đến hàng nghìn mét vuông, nguyên phần đất nền nhà sàn cũng phải 200 - 300 mét vuông. Trong khi đó, ở các thôn, bản vùng cao, quỹ đất bằng phẳng, thuận lợi để xây dựng nhà sàn ngày càng ít. Anh Thào Sinh, xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cho biết: Gia đình tôi san gạt mãi mới được gần trăm mét vuông đất bằng phẳng, thuận lợi đi lại, chỉ đủ làm ngôi nhà xây cấp 4, nếu dựng nhà sàn thì rất chật và không đẹp.

Được biết, nhà sàn làm bằng gỗ có tuổi thọ cả trăm năm, hơn nữa lại thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Tuy nhiên, việc làm nhà sàn rất tốn tiền bạc, thời gian. Trong khi đó, làm ngôi nhà xây khá đơn giản, nguyên - vật liệu dễ mua, chi phí thấp mà đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện đại như đảm bảo an ninh, khép kín bếp, nhà vệ sinh…

Nhà sàn vốn là nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của người dân vùng cao Tây Bắc nói chung, Lào Cai nói riêng. Vì thế, các cấp, các ngành, các địa phương cần tuyên truyền, vận động và có hỗ trợ để người dân giữ gìn, xây dựng mới những nếp nhà sàn, góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống và thu hút du khách, phát triển du lịch.

https://baolaocai.vn/bai-viet/350303-can-gin-giu--nep-nha-san-truyen-thong

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...