“Cú huých” phát triển nông nghiệp hàng hóa

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 10 đã đạt nhiều kết quả, tạo “cú huých” phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh.

Tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp... là mục tiêu của Nghị quyết số 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, tỉnh đã chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, hiệu quả 9 nhóm giải pháp. Trong đó, thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện; xây dựng chiến lược phát triển và các kế hoạch giai đoạn, hằng năm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nghị quyết của HĐND tỉnh về các chương trình mục tiêu quốc gia và các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số… Bước đầu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp như mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số; tổ chức lại sản xuất đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị mà vai trò nòng cốt là các doanh nghiệp, hợp tác xã. Đặc biệt, công tác tuyên truyền nghị quyết được thực hiện đồng bộ từ cấp tỉnh đến các địa phương thông qua nhiều hình thức như tổ chức hội nghị trực tiếp, trực tuyến, truyền hình, báo điện tử, tổ chức cuộc thi trắc nghiệm trên internet... với hơn 30.000 lượt cán bộ, đảng viên và Nhân dân tham gia.

Nông dân Lào Cai có thu nhập cao từ liên kết trồng cây dược liệu.

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Nghị quyết 10 được triển khai thực hiện đã tác động rất lớn và toàn diện đến lĩnh vực nông nghiệp, có thể đánh giá bằng 5 kết quả nổi bật, đó là: Tạo sự đột phá trong tư duy lãnh đạo, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; xác định rõ 6 ngành hàng chủ lực (chè, dược liệu, chuối, dứa, quế, chăn nuôi lợn) và 2 lĩnh vực là phát triển kinh tế đồi rừng, ngành hàng tiềm năng để đầu tư phát triển; các giải pháp nghị quyết đưa ra đã được các địa phương vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế; ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách của tỉnh để thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh (chính sách trồng chè, chăn nuôi, xây dựng cơ sở chế biến…) và thực hiện lồng ghép nguồn vốn thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục phát triển thị trường trong nước, duy trì vững chắc thị trường truyền thống (Trung Quốc, Trung Đông...) và mở rộng thị trường mới, tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản...
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 10, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, bản sắc văn hóa, tri thức bản địa, thị trường tiêu thụ và trình độ sản xuất của người dân, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 đạt hơn 8.866 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 5%. Toàn bộ diện tích rừng được quản lý chặt chẽ, tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7%.

Người dân các địa phương trong tỉnh đưa cây ăn quả vào trồng trên đất dốc đem lại thu nhập cao.

Các ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh đều có sự phát triển rõ nét, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất chè hơn 7.300 ha tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà; vùng sản xuất dược liệu hằng năm 573 ha tại Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Sa Pa; vùng sản xuất chuối hơn 3.170 ha, dứa 2.062 ha tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng; vùng sản xuất quế 53.300 ha tại Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn… đồng thời tập trung phát triển các sản phẩm tiềm năng như cây ăn quả ôn đới, rau trái vụ, hoa, cây dâu tằm, cá nước lạnh. Việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được mở rộng theo hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân với các sản phẩm chè, dược liệu, rau, lúa, chuối, dứa… có quy mô hơn 17.500 ha, liên kết với gần 17.000 hộ nông dân và tổng giá trị liên kết hơn 1.000 tỷ đồng.

Tỉnh cũng phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 4.200 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế gồm: 3.503 ha quế hữu cơ tại huyện Văn Bàn và Bắc Hà; gần 697 ha chè hữu cơ tại huyện Bắc Hà. Thu hút 4 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã đầu tư liên kết tiêu thụ với khoảng 2.500 hộ nông dân tham gia.

Nông dân Bát Xát đầu tư trồng rừng kinh tế.

Nói về việc mở rộng quy mô vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thêm: Mục tiêu Nghị quyết 10 đặt ra đến năm 2030 sẽ chuyển đổi khoảng 12.000 ha đất trồng cây kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao như dược liệu, chè, chuối, dứa, quế,… Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp cụ thể làm cơ sở triển khai thực hiện. Trong đó, xác định vùng trồng, bố trí sử dụng quỹ đất phù hợp, nhằm tạo quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trọng tâm là chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả (đất nương đồi trồng ngô) sang các loại cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao hơn như trồng chè tại Mường Khương; chuối, dứa tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên; dược liệu tại Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai... Năm 2022 đã chuyển đổi hơn 3.247 ha đất trồng cây kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao…

Bắc Hà và Văn Bàn có diện tích quế đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.

Những kết quả đạt được từ Nghị quyết 10 đã và đang tạo đà, động lực và khí thế mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Lào Cai cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

https://baolaocai.vn/bai-viet/364059-cu-huych-phat-trien-nong-nghiep-hang-hoa

theo LCĐT

Tin Liên Quan

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ...

Cầu nối tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở...

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp...

Lào Cai quan tâm bảo tồn và phát triển làng nghề

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ quan tâm phát triển 06 nhóm ngành nghề nông thôn với mục tiêu phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Rộn ràng Ngày hội đọc sách tại trường PTDTBT THCS Bản Khoang, xã Ngũ Chỉ Sơn, Sa Pa

Ngày 19/4/2024, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Bản Khoang (xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa). Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 10,77% trở lên đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh

Đó là mục tiêu được tỉnh Lào Cai đặt ra đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh trong năm 2024.