Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh

Sáng 31/1 (tức mùng 10 tháng Giêng), tại thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên), hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh.

Dự lễ hội có đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao; Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên.

Quang cảnh lễ hội.
Các đại biểu tham dự lễ hội.
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công lao của các Chúa Bầu.

Lễ hội đền Phúc Khánh là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của các Chúa Bầu - những người đã có công bảo vệ sự bình yên của đất nước và xây dựng vùng đất Phố Ràng trong một giai đoạn của lịch sử nước nhà.

Sau 2 năm tạm hoãn tổ chức do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay lễ hội thu hút rất đông người dân và du khách.
Lễ hội diễn ra trong không khí trang nghiêm, trật tự an ninh được đảm bảo.

Thông qua lễ hội góp phần giáo dục truyền thống cho Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lịch sử của dân tộc, từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá trường tồn.

Các môn thi đấu thể thao và trò chơi dân gian được tổ chức tạo không khí vui tươi trong dịp đầu năm Quý Mão 2023.

Đền Phúc Khánh ngày nay nằm trong khu Thành cổ Nghị Lang, được xây dựng vào thế kỷ XVI. Cả đền và thành cổ đều gắn liền với hai nhân vật Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật và dòng họ Vũ.

Năm 2001, đền Phúc Khánh và Thành cổ Nghị Lang đã được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

https://baolaocai.vn/bai-viet/364280-nguoi-dan-no-nuc-tham-du-le-hoi-den-phuc-khanh

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...