Ngập tràn sắc màu văn hóa tại Lễ hội đền Nghĩa Đô năm 2023

Sáng 29/8, Lễ hội đền Nghĩa Đô năm 2023 đã được UBND xã Nghĩa Đô phối hợp với Ban Quản lý di tích và phát triển du lịch huyện Bảo Yên tổ chức tại sân chợ văn hóa Nghĩa Đô.

Dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên; cấp ủy, chính quyền và đông đảo người dân các thôn, bản của xã Nghĩa Đô.

nd1.jpg
Quang cảnh lễ khai mạc.
nd2.jpg
Các đại biểu dự lễ khai mạc.

Theo truyền thống của người dân nơi đây, Lễ hội đền Nghĩa Đô được tổ chức thường niên vào ngày 14/7 (âm lịch) nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các chúa Bầu cách đây hàng trăm năm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân, mở mang phát triển vùng đất này.

nd3.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Ma Thanh Sợi đánh trống khai hội.

Theo đó, các chúa Bầu là anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật cùng một số tướng công họ Vũ và tướng lĩnh trong vùng đã có công xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ thành Nghị Lang từ xa; tổ chức khai khẩn đất phục vụ sản xuất quân lương tại chỗ, mở mang, phát triển vùng đất Mường Khuông (Mường Nghĩa Đô) này. Đặc biệt, các chúa Bầu cho phép quân binh người miền xuôi hòa nhập với người bản địa làm thế đồn trú lâu bền trên miền biên ải.

nd5.jpg
nd6.jpg
Lễ rước trâu và dâng trâu về đền Nghĩa Đô.

Đền Nghĩa Đô được hình thành vào ngày 14 tháng 7 năm Canh Tuất, năm Tự Đức thứ ba (1850) và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ năm 2016. Năm 2018, đền được tôn tạo, trùng tu, đến năm 2019 thì được khánh thành và đưa vào sử dụng.

nd4.jpg
Các đại biểu dâng hương tại đền Nghĩa Đô.

Lễ hội đền Nghĩa Đô năm 2023 được tổ chức trang trọng, quy mô và nhận được sự quan tâm, tham gia của rất đông người dân, du khách. Sau lễ rước trâu và dâng trâu, các đại biểu, người dân và du khách tham gia phần rước kiệu và dâng hương tại đền Nghĩa Đô theo phong tục truyền thống của người Tày nhằm tưởng nhớ các vị tướng quân và cầu mong làng bản đều mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, gia đình bình an, hạnh phúc…

nd9.jpg

Tại lễ hội còn có các gian trưng bày sản vật của địa phương như sản phẩm nghề đan lát, thổ cẩm... (ảnh trên)

nd7.png
Phần thi bày mâm lễ của người dân các thôn, bản trong xã.
nd8.jpg
Thi kéo co.

Sau phần lễ, người dân các thôn, bản của xã Nghĩa Đô tham gia phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc địa phương như bịt mắt bắt vịt, kéo co, thi bày mâm lễ...

https://baolaocai.vn/ngap-tran-sac-mau-van-hoa-tai-le-hoi-den-nghia-do-nam-2023-post372820.html

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai