Sa Pa có thêm 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
3c.jpg
Nhuộm chàm - một trong những công đoạn làm trang phục của người Mông đen Sa Pa.

Cụ thể, ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định 3433/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông Đen thị xã Sa Pa đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

4b.jpg
Trang phục của người Mông đen Sa Pa không rực rỡ sắc màu, mà thể hiện giá trị qua sự độc đáo trong cách làm hoàn toàn thủ công, họa tiết, hoa văn sắc nét.

Khác với trang phục của các nhóm ngành Mông khác, trang phục của người Mông đen Sa Pa không đẹp bởi sự rực rỡ sắc màu, mà từ sự tinh tế trong cách tạo hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

Trang phục của người Mông đen Sa Pa được làm hoàn toàn thủ công từ các nguyên liệu tự nhiên gần gũi với cuộc sống hàng ngày như: Vải được làm từ sợi lanh, được nhuộm màu tràm tự nhiên, trang trí họa tiết, hoa văn bằng bằng sáp ong, thêu thổ cẩm… Trang phục còn là sản phẩm văn hóa tạo nên nét đặc trưng của người Mông đen. Đây là thành quả quá trình lao động cần mẫn của người phụ nữ, trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài đã trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của một dân tộc.

1c.jpg
Các trường có học sinh người Mông đen theo học tích cực giáo dục truyền thống cho các em.

Ngày nay, người Mông đen Sa Pa vẫn giữ thói quen làm và sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc. Đây chính là nét duyên của đồng bào Mông đen Sa Pa, tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương, được rất nhiều du khách yêu thích và sử dụng.

 
2b.jpg
Du khách nước ngoài trải nghiệm công đoạn trang trí họa tiết bằng sáp ong của người Mông đen Sa Pa.

Việc công nhận Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông Đen thị xã Sa Pa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ tạo cơ hội để cộng đồng dân tộc Mông nơi đây thêm trân trọng, gìn giữ truyền thống lâu đời của dân tộc. Đồng thời, tích cực phát huy các giá trị nét văn hóa thành sản phẩm độc đáo phục vụ ngành công nghiệp không khói của địa phương.

Như vậy, tính đến thời điểm này, thị xã Sa Pa đã có 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai