Tự hào cây di sản nơi biên cương

Đối với người dân Lào Cai, đền Thượng, đặc biệt là cây đa cổ thụ ngay cạnh đền đã trở thành biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh, gắn bó với đời sống người dân từ nhiều đời nay. Cây đa được công nhận là “Cây di sản Việt Nam” năm 2012.
cay-da-2-8133.jpg

Cây đa đền Thượng thuộc giống đa lông. Thời điểm được công nhận, cây được xếp vào cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam, với chu vi 44 m, cao hơn 36 m, có tuổi đời trên 300 năm. Đến nay, cây đã phát triển thêm rất nhiều rễ phụ và hàng nghìn rễ con bao bọc xung quanh. Rất khó phân biệt đâu là thân chính, đâu là rễ phụ, bởi theo thời gian, các rễ phụ đã phát triển, gắn chặt vào nhau thành cụm rễ khổng lồ không khác gì thân chính.

cay-da-3-7896.jpg

Bà Lê Nguyễn Hồng, thủ nhang đền Thượng đã có 50 năm gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai, trong đó hơn 30 năm mang duyên với đất linh đền Thượng, đồng thời có nhiều năm tháng dựa bóng mát cây đa cổ thụ để kêu, cầu thay cho người thân, bạn bè và người dân khắp chốn. Được biết, bà Hồng là người miền xuôi, từng tham gia thanh niên xung phong, làm giao thông, rồi chuyển công tác lên Lào Cai từ năm 1973. Sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, năm 1992, bà chuyển đến sống ngay dưới chân đền Thượng từ đó đến nay. Có lẽ, do có duyên với cõi tâm linh nên từ 1993, bà được nhiều người tin tưởng nhờ “kêu thay, lạy đỡ”. Đến năm 2007, bà trở thành thủ nhang đền Thượng. Bà Hồng cũng là người chứng kiến sự phát triển của cây đa cổ thụ trong suốt hơn 30 năm qua, cùng nhiều câu chuyện khó lý giải.

 

Cây đa luôn phát triển tốt, mỗi năm tới mùa, cây rất sai quả, nhưng tuyệt nhiên chưa từng thấy cây con nào mọc lên dưới gốc. Cây to cao, sừng sững, vững chãi, xanh tươi, ngày càng bám chặt rễ vào đất.

- Bà Lê Nguyễn Hồng -

Thủ nhang đền Thượng

Cùng với chế độ chăm sóc cây di sản theo quy định của Nhà nước, cây đa cổ thụ ở đền Thượng luôn được người dân bảo vệ. Mỗi năm cây ra rất nhiều rễ nhưng không ai bẻ cành, ngắt rễ hoặc trèo leo. Cây có nhiều tầm gửi, nhiều gốc phong lan bám chặt trên những cành cao, rễ lớn càng tô thêm vẻ đẹp cổ kính và tự nhiên.

cay-da-5-2000.jpg

Sinh sống ở thành phố Lào Cai, bà Lê Thị Hoa thường xuyên tới đền Thượng để dâng hương, cầu an. Tranh thủ ngày lành tháng cận cuối năm, bà sửa soạn mâm lễ lên đền Thượng dâng hương, cầu mong gia đình gặp nhiều may mắn, bình an, công việc thuận buồm, xuôi gió.

Đền Thượng rất linh thiêng nên hàng chục năm nay, mỗi khi gia đình có việc tôi đều sửa soạn mâm lễ tới đây kêu, cầu Đức thánh Trần, mong ngài phù hộ cho mọi việc hanh thông, thuận lợi. Mỗi lần tới đây, tôi luôn có cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tâm thư thái, lòng bình an. Lần nào tôi cũng nhờ cụ thủ nhang đền kêu cầu giúp. Lần nào xong việc, tôi cũng ra phía gốc cây đa ngồi nghỉ ngơi, thư giãn, cũng là để tĩnh tâm.

- Bà Lê Thị Hoa -

Người dân thành phố Lào Cai

Theo bà Hoa, hằng ngày vất vả mưu sinh, đôi khi thấy mệt mỏi vì sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống nhưng đến đền Thượng dâng hương và tranh thủ nghỉ ngơi dưới bóng cây đa cổ thụ khiến bản thân như giải tỏa được mọi căng thẳng, lo âu, phiền muộn.

Mỗi năm, cây đa mọc ra nhiều rễ mới, các rễ phụ cũng ngày càng to nên những người trông coi, quản lý đền đã kéo những rễ mới níu vào phía bờ rào và lên đồi thông, vừa tạo dáng cho cây, vừa tránh vướng lối đi của người dân và du khách khi tới đền dâng hương, chiêm bái.

cay-da-6-2918.jpg
Mỗi năm, đền Thượng thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách tới dâng hương, cầu an, nhất là dịp Lễ hội đền Thượng.

Đền Thượng nổi tiếng linh thiêng nên hằng năm luôn có hàng trăm nghìn lượt người tới cầu mong bình an, may mắn, tài lộc, nhất là dịp Lễ hội đền Thượng vào ngày rằm tháng Giêng. Với hơn 300 năm bám rễ sâu vào lòng đất, tán cây phủ bóng mát cả một vùng rộng lớn, cây đa đã góp phần che chắn gió bão, bảo vệ ngôi đền thiêng và cuộc sống của người dân xung quanh.

cay-da-4-2657.jpg
 

Thời điểm được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”, cây đa ở đền Thượng là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Cây sừng sững, hiên ngang, vươn cao ngay bên bờ sông Nậm Thi, cạnh đền Thượng - nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, người có công to lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi, non sông đất nước, trở thành niềm tự hào của người dân nơi mảnh đất biên cương - Lào Cai.

https://baolaocai.vn/tu-hao-cay-di-san-noi-bien-gioi-post377135.html

Theo Hoàng Thương/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai