Mất 1.200 tỷ USD vì biến đổi khí hậu

Ước tính mỗi năm, biến đổi khí hậu sẽ làm kinh tế thế giới tổn thất 1,2 nghìn tỷ USD.
 
Theo các chuyên gia tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và nước ngọt sẽ là những rủi ro hàng đầu đe dọa thế giới trong năm 2014. Ước tính mỗi năm, biến đổi khí hậu sẽ làm kinh tế thế giới tổn thất 1,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tương đương 1,2 nghìn tỷ USD. Con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2030 và lên tới 11% GDP ở những nước nghèo trên thế giới.

Những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất của biến đổi khí hậu là sản xuất nông nghiệp, phát triển hạ tầng đô thị, giao thông vận tải, sản xuất năng lượng và y tế. Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia vẫn có thể đảo ngược quy trình này nếu có kế hoạch chuẩn bị và ứng phó phù hợp.

Theo nhà kinh tế học Sergei Hestanov, nhiệt độ hằng năm tăng nhẹ sẽ giúp Nga mở rộng diện tích canh tác, thu hẹp diện tích các khu vực bị đóng băng và giảm bớt một phần nhu cầu sử dụng năng lượng. Trên thực tế trong thập kỉ qua, băng tan nhanh đã giúp Nga khai thác tuyến hàng hải phương Bắc, mở ra huyết mạch hàng hải mới an toàn và ngắn hơn nhiều so với tuyến hải vận truyền thống đi qua kênh đào Suez.

Giới nghiên cứu khí hậu kêu gọi chính quyền các nước sớm đưa ra các biện pháp thích ứng kịp thời và hiệu quả với hiện tượng nóng lên của Trái đất, trong đó cần đặc biệt chú ý tới việc phát triển cơ sở hạ tầng ven biển./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...