Ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân để xây dựng Đảng vững mạnh

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở, đối với người cán bộ, “chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù hung ác”.
Lại một lần nữa, lần thứ 83, chúng ta đón ngày sinh nhật Đảng với biết bao trân trọng, suy tư: Ngày Đảng sinh là ngày ở một địa điểm xa Tổ quốc: “Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ/Không quê hương, sương gió tơi bời/Đảng ta sinh ở trên đời/Như hòn máu đỏ, nên người hôm nay”.

Những dòng thơ đầy hình ảnh xúc động nhắc lại cái thời Đảng ra đời trong hoàn cảnh nước mất nhà tan mà đến khi 15 tuổi đã lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa thành công, tháng 8/1945, chấm dứt giai đoạn hơn 80 năm nô lệ dưới ách thực dân, dựng lên được một chế độ dân chủ cộng hòa tốt đẹp, rồi liên tiếp lãnh đạo toàn dân chiến đấu giữ nước, thắng hai đế quốc, đã chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954 lại chiến thắng vĩ đại “Điện Biên Phủ trên không” làm kinh ngạc thế giới năm 1972, tạo tiền đề cho thắng lợi cuối cùng năm 1975, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, thu trọn non sông về một mối.


Mỗi người dân Việt Nam có quyền tự hào về Đảng của mình, khi nhìn rõ quá khứ oanh liệt của Đảng. Với quá khứ hào hùng, hành trang của những ngày hôm qua và hôm nay, chúng ta đang từng bước tiến vững chắc tới tương lai.

Trước đây, trong sự nghiệp chống đế quốc thực dân, có những đảng viên “không sợ tù gông, chấp súng gươm”, dù lên “đoạn đầu đài” vẫn nhắn các đồng chí ở lại “hãy giữ vững ý chí chiến đấu”.

Nay trong xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự vận hành của kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cán bộ, đảng viên ta mẫu mực, nêu cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng giản dị, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, tận tụy hy sinh phục vụ Tổ quốc và nhân dân, được nhân dân tin tưởng… thì cũng đang tồn tại một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, suy thoái về chính trị, tư tưởng và lối sống.

Có đảng viên chưa nêu cao được phẩm chất của đảng viên trước quần chúng, chưa đi đầu trong mọi phong trào, chưa thực hiện được khẩu hiệu “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Có đảng viên còn vi phạm những điều đảng viên không được làm, tự mình làm mất uy tín trước quần chúng, không phát huy được tác dụng của Đảng trong nhân dân.

Trong buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Dân, Chính, Đảng ở cơ quan Trung ương ngày 6/2/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Nhiều đảng viên, cán bộ không giữ đúng kỷ luật của chính quyền, của cơ quan, đoàn thể, nhân dân… tưởng là đảng viên thì muốn làm trời làm đất gì thì làm… Không biết giữ đoàn kết giữa trong và ngoài đảng, thành ra chia rẽ”.
Người còn nhấn mạnh: “Đảng không phải là nhóm để tranh địa vị, tranh tước lộc”. Người cũng đã nhắc nhở, đối với người cán bộ, “chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù hung ác”.

Đánh thắng được tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong lòng mình, người cán bộ sẽ có sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi vướng mắc, khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ vì dân, vì nước.
Đến với lớp chỉnh Đảng Trung ương Khóa III, Bác Hồ căn dặn thêm: “Các cô, các chú đều là đảng viên, cán bộ tham gia gánh vác nhiệm vụ cải tạo xã hội, làm cho nước nhà tốt đẹp hơn… Muốn làm được thì tự mình phải cải tạo mình trước, sửa chữa khuyết diểm, phát huy ưu điểm thật thà kiểm thảo, nhờ anh em, quần chúng phê bình.

Những người bị phê bình, cán bộ hoặc cơ quan, thì phải thật thà tự kiểm thảo trước quần chúng (đăng lên báo), phải quyết tâm sửa chữa. Đè nén phê bình hoặc phớt lờ phê bình, cũng là tội lỗi”.

Nếu không quét sạch chủ nghĩa cá nhân thì Đảng ta không thể trong sạch, vững mạnh, không thể là một đảng cách mạng chân chính, hết lòng vì nước, vì dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn cảnh báo (tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào tháng 12/2011), phải: Cảnh giác trước những cám dỗ về danh lợi, về vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ tệ hại… Một khi cán bộ, đảng viên sa vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân thì đồng nghĩa với việc họ đã và đang làm biến chất, suy thoái Đảng.

Do đó, đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ những căn bệnh phát sinh từ chủ nghĩa cá nhân sẽ giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, đây là yêu cầu hết sức cấp thiết.
Ở vị trí chính quyền, người đảng viên mắc khuyết điểm, cá nhân chủ nghĩa sẽ đi tới chỗ làm việc tùy tiện, không theo pháp luật nhà nước, chỉ nhằm lợi ích của riêng mình, duy trì quyền lực bằng bè phái tạo đa số, phá hoại sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ, làm suy yếu sức mạnh của tổ chức Đảng và chính quyền.

Những đảng viên làm việc theo lợi ích nhóm sẽ thi hành những quyết sách, thực hiện những dự án có lợi riêng cho nhóm mình, gây hại cho sự phát triển của đất nước.

Thời gian qua, tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa đã làm suy yếu sự quản lý theo ngành dọc từ Trung ương. Kế hoạch nhà nước vạch ra những phương án kiến thiết đất nước để phát huy ưu thế phát triển ngành nghề của từng vùng theo đặc điểm riêng biệt, không phải vùng nào cũng phát triển đồng bộ như vùng nào. Nhưng trong thực tế, chúng ta đã thấy các địa phương đua nhau cùng làm xi măng lò đứng, đua nhau cùng làm thủy điện, cùng đào đất tìm sắt, tìm vàng để đi đến hậu quả là bản đồ đất đai, rừng đầu nguồn, môi trường bị ảnh hưởng. Cơ chế nhà nước ta không mạnh chính là do sự không ăn khớp giữ quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Nguyên tắc này cần phải được minh định và tuân thủ chặt chẽ thì nước ta mới có được một chính quyền mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu với cử tri quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng chiều ngày 4/12/2012 đã nói: “Bản chất của lợi ích nhóm là một nhóm có quyền lực và vị thế nhất định câu kết với nhau để mưu cầu lợi ích cho các thành viên trong nhóm, nhưng lợi ích này đi ngược lại với lợi ích quốc gia, ảnh hưởng không tốt đến lợi ích chính đáng của đại đa số người dân.”

Thủ tướng khẳng định sẽ kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm để bảo đảm công bằng xã hội.

Trong thông điệp đầu năm mới 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ, “cán bộ công chức phải nhận thức rõ trong mối quan hệ công vụ, người dân là chủ thể quyền còn cán bộ công chức là người thực thi trách nhiệm, là người phục vụ dân. Các bộ ngành, địa phương phải giám sát chặt việc thực hiện trách nhiệm của cán bộ công chức thuộc ngành, địa phương mình”.

Có như thế, mới chấm dứt được tệ xin – cho, mới bảo đảm được quyền làm chủ của công dân, mới thực sự xây dựng được một chính quyền làm dịch vụ tốt cho dân, một chính quyền do dân, vì dân./.
(theo VOV.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...