Chợ tết Mường Hum - độc đáo bản sắc dân tộc

Cứ mỗi độ xuân về, đồng bào người Mông, Dao, Hà Nhì lại náo nức xuống chợ. Khác hẳn với những phiên chợ thường ngày, chợ Tết ở vùng cao đông vui như ngày hội. Người bán, người mua lúc nào cũng tấp nập.
Ai lên Mường Hum (Bát Xát) những ngày cuối năm trong cái giá lạnh đến thấu xương hẳn sẽ ấm lòng khi hòa mình vào những phiên chợ Tết, và thấy ở đó mùa xuân đang hiện hữu, níu giữ lòng người.

Đông vui chợ Tết Mường Hum.

Những ngày cuối năm, hoa đào, hoa mận chúm chím khoe sắc bên ven suối như báo hiệu mùa xuân sắp về. Từ các triền núi, bản Mông, bản Dao, người dân đến chợ Tết như đi hội. Ngày thường, chợ chỉ có vào chủ nhật, nhưng những ngày giáp Tết, ngày nào cũng có chợ.

Ở chợ Tết, sơn nữ người Mông, Dao mặc những bộ váy áo đủ sắc màu làm cho các ngả đường thêm sặc sỡ và tràn ngập không khí xuân. Họ gùi trên lưng những đặc sản của núi rừng, những sản vật của dân tộc mình có được do bàn tay lao động làm ra. Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, gạo nương, Séng cù thơm lựng, những mớ rau rừng xanh non, bi chuối rừng… tất cả đều được đồng bào bày bán trong phiên chợ những ngày giáp Tết.

Những sản vật chỉ có ở vùng cao như rượu ngô thơm nồng được nấu từ những lò rượu truyền thống của người Mông, người Dao, rồi những thúng xôi ngũ sắc dẻo thơm được nấu từ gạo nếp nương tròn mẩy; những thẻ hương thơm ngào ngạt càng làm cho không gian chợ thêm ấm áp. Cả không gian phiên chợ ngày giáp Tết vì thế mà đượm những hương vị khó quên.

Du khách nước ngoài chọn mua hàng lưu niệm.

Chợ Tết, người dân vùng cao không chỉ đến mua bán mà còn để chơi. Có khi chỉ một con gà, vài mớ rau, nải chuối hay chục quả trứng, một con lợn cắp nách mà họ có thể đi bộ nửa ngày đường để xuống chợ. Người dân tới đây để giao lưu, trò chuyện, để gặp gỡ bạn bè, trao đổi tâm tình.

Chợ phiên ngày giáp Tết bao giờ cũng ấm lên bởi một không gian đặc biệt, một khu dành riêng cho sự giao lưu, trò chuyện - đó là khu ẩm thực. Những ngày này, bọn trẻ ở vùng cao cũng vui hơn bởi chúng được mua quần áo mới, đôi dép mới. Cuộc sống của người dân vùng cao ngày càng nâng cao, nhưng những bản sắc của phiên chợ ngày Tết vẫn được người dân gìn giữ.

Chợ biểu thị cho cuộc sống bình yên và tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc thiểu số, là nơi người dân trao đổi tâm tình và gửi gắm ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

(Theo Báo Lào Cai điện tử)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai