Tưng bừng lễ hội Say Sán xã Thải Giàng Phố (Bắc Hà)

Lễ hội Say Sán ở xã Thải Giàng Phố (Bắc Hà) thường diễn ra từ ngày 12 đến 14/2 (tức mùng 3 - 5 Tết). Đây là lễ hội truyền thống, mang nhiều nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Mông trên vùng cao Bắc Hà.
 
Mặc dù thời tiết giá lạnh, mây mù bao phủ khắp núi rừng, nhưng hàng ngàn người Mông ở khắp các bản làng trên vùng cao Bắc Hà vẫn nô nức, tưng bừng rủ nhau đi hội Say Sán (còn gọi là hội Gầu Tào).

Ban đầu, lễ hội là nơi giao duyên, hẹn hò của trai gái người Mông sau một năm làm việc vất vả, dần dần, lễ hội đã phát triển với ý nghĩa rộng lớn hơn như lễ tế tổ tiên, cầu phúc cho người Mông được che chở, sống trong một năm mưa thuận, gió hòa, nhà nhà no đủ, con cái sum vầy.

Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội Say Sán của người Mông ở Bắc Hà gồm 2 phần: Lễ và hội. Phần lễ diễn ra tương đối đơn giản: Mở đầu, thầy cúng vừa làm lễ quanh cây nêu, vừa hát và cầu khấn cho mưa thuận, gió hòa, mọi người, mọi gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Cùng với đó, các đôi trai gái và người tham dự lễ hội cầm ô, cầm khèn đi quanh cây nêu bày tỏ lòng thành kính và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với bản làng của mình. Phần hội với những tiết mục văn nghệ đặc sắc như múa sinh tiền, múa khèn, hát giao duyên và những trò chơi truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy, thi giã bánh giầy…

Lễ hội Say Sán đã góp phần làm cho diện mạo đời sống văn hoá dân tộc Mông thêm sinh động, đa dạng và đó cũng là động lực tinh thần của đồng bào Mông trong năm mới.

Sau đây là một số hình ảnh về lễ hội Say Sán ở vùng cao Bắc Hà:
 





(Theo báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai