FED tiếp tục duy trì chương trình nới lỏng tiền tệ

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke đã phát đi tín hiệu cho thấy cơ quan này sẽ tiếp tục duy trì chương trình nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế, đồng thời cảnh báo về những hậu quả của việc cắt giảm ngân sách tự động sắp tới nếu Nhà Trắng và Quốc hội không đạt được một thỏa thuận.
 
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke.
Ngày 26/2, trong cuộc điều trần tại Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, ông Bernanke đã lên tiếng tiếng bảo vệ chính sách lãi suất thấp kéo dài nhiều năm qua cũng như gói cứu trợ thứ 3 (QE-3). Ông cho rằng các chính sách này đang mang lại những lợi ích đúng đắn cho nền kinh tế cũng như đã đóng vai trò sống còn giúp nền kinh tế Mỹ củng cố đà phục hồi còn khiêm tốn từ cuộc đại suy thoái 2007 - 2009. Nếu cắt giảm ngân sách đột ngột, bãi bỏ chính sách lãi suất thấp và gói cứu trợ hiện hành sẽ chỉ tạo thêm gánh nặng.

Trước đó, để đối phó với những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2009, FED đã cắt giảm lãi suất về mức gần bằng 0, đồng thời chi 2,5 nghìn tỷ USD mua lại nợ thế chấp và vay nợ kho bạc nhằm kìm lãi suất dài hạn. Hiện tại, FED chi 85 tỷ USD mỗi tháng cho chương trình mua trái phiếu dài hạn và sẽ duy trì kế hoạch này cho đến khi thị trường lao động được cải thiện đáng kể.

Liên quan đến cuộc chiến ngân sách trên chính trường Mỹ trong bối cảnh chỉ còn 2 ngày nữa là hết hạn thỏa thuận tạm thời, ông Bernanke trích dẫn báo cáo của Phòng ngân sách Quốc hội (CBO), cảnh báo rằng trong trường hợp ngân sách bị cắt giảm 85 tỷ USD thì sẽ làm giảm 0,6% tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2013 này. Cùng ngày, CBO công bố báo cáo cho thấy, ngân sách tài khóa 2013 nếu bị tự động cắt giảm sẽ làm mất khoảng 750.000 việc làm.

Trong khi đó, phát biểu tại một xưởng đóng tàu cho Hải quân Mỹ ở TP Newport, bang Virginia, Tổng thống Mỹ Obama cũng nhấn mạnh chương trình cắt giảm chi tiêu sắp tới là một bước đi “sai lầm và không khôn ngoan”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phòng thủ cũng như tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ.

Ngay sau tuyên bố của Chủ tịch FED tiếp tục gói cứu trợ QE-3, các nhà đầu tư thị trường chứng khoán New York đã có phản ứng tích cực, bỏ tiền ra mua cổ phiếu. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 115,96 điểm (tương đương 0,84%) lên mức 13.900,13 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 9,09 điểm (0,61%) lên 1.496,94 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq cũng tiến thêm 13,40 (0,43%) lên 3.129,65 điểm./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.