Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết củng cố các liên minh truyền thống

Ngày 27/2, một ngày sau khi được Thượng viện phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, ông Chuck Hagel đã làm lễ tuyên thệ nhậm chức, cam kết sẽ nỗ lực củng cố các liên minh truyền thống và tìm kiếm các liên minh mới.
 
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.   (Ảnh: Politico). 

Phát biểu trong cuộc gặp với các nhân viên Lầu Năm Góc sau lễ nhậm chức ngắn gọn theo nghi lễ, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định việc củng cố các liên minh truyền thống và xây dựng các liên minh mới sẽ giúp cho nước Mỹ vừa đảm nhiệm được điều mà ông gọi là “vai trò lãnh đạo” nhưng không bị mang tiếng là áp đặt đối với thế giới.

Thừa nhận nước Mỹ tuy hùng mạnh nhưng cũng không thể một mình xử lý được nhiều thách thức toàn cầu, do vậy ông chủ mới của Lầu Năm Góc chủ trương phải gia tăng can dự thông qua hệ thống các đồng minh và bạn hữu.

Trước nguy cơ ngân sách tài khóa 2013 của Lầu Năm Góc bị tự động cắt giảm 46 tỷ USD từ ngày 1/3 tới, ông Hagel kêu gọi đội ngũ nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận thực tế không mong muốn này, trong trường hợp bị sa thải hoặc cắt giảm giờ làm việc. Tuy nhiên, ông chủ mới của Lầu Năm Góc cũng bày tỏ quan ngại về những tác động của tình trạng bế tắc tài chính đến sự sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ.

Ông Hagel, 67 tuổi, được Thượng viện phê chuẩn làm Bộ trưởng Quốc phòng ngày 26/2 thay ông Leon Panetta. Ông Hagel là cựu quân nhân đầu tiên và cũng là cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Với 41 phiếu chống tại Thượng viện, ông Hagel trở thành ông chủ dân sự của Lầu Năm Góc với sự phản đối cao chưa từng có trong lịch sử.

Các chuyên gia phân tích cho rằng vị cựu Thượng nghị sỹ này lên làm ông chủ Lầu Năm Góc trong bối cảnh có nhiều thách thức. Thách thức đầu tiên là việc ngân sách của bộ sức mạnh này sẽ bị cắt giảm 470 tỷ USD trong 10 năm tới. Thách thức lớn thứ hai là phải đưa ra những quyết định quan trọng về quy mô và phạm vi hoạt động của binh lính Mỹ tại chiến trường Ápganixtan sau khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama hoàn tất lộ trình rút quân khỏi quốc gia Tây Nam Á này vào cuối năm 2014./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.