Hội thảo góp ý xây dựng Sổ tay Thương hiệu Biển Việt Nam

Sáng 14/3, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Sổ tay Thương hiệu Biển Việt Nam nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, các cơ quan chuyên môn đóng góp cho việc xây dựng thành công cuốn Sổ tay thương hiệu Biển Việt Nam. Tới dự có Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Văn Cư cùng đông đảo đại diện các Bộ Thủy sản, Công thương, Thương mại, Chi cục Biển và Hải đảo một số địa phương…


Toàn cảnh hội thảo

Sổ tay Thương hiệu biển Việt Nam dự kiến dày khoảng 200 trang, trong đó giới thiệu tổng quan về thương hiệu, đặc tính, chức năng, vai trò, giá trị của thương hiệu; giới thiệu các tiêu chí xây dựng Thương hiệu biển, nhận diện Thương hiệu biển và các bước cơ bản xâu dựng Thương hiệu biển…

Dự kiến, Sổ được in khoảng 1000 cuốn, được phát hành miễn phí cho 28 địa phương có biển. Đây sẽ là cẩm nang về thương hiệu, định hướng công tác quản trị thương hiệu nói chung và Thương hiệu biển Việt Nam nói riêng, đồng thời giới thiệu những thương hiệu đã và đang xây dựng của các ngành, các lĩnh vực kinh tế biển. Sổ tay cũng giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp, địa phương , cộng đồng nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu của ngành, lĩnh vực mình.

Góp ý vào việc xây dựng nội dung và kết cấu cụ thể của cuốn Sổ tay, đa số các đại biểu cho rằng, trong phạm vi cuốn Sổ tay không nên cho vào quá nhiều nội dung, trong đó có cả những nội dung đến nay còn chưa xác định được như tiêu chí để trở thành một thương hiệu cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế hay mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp đều có cách thức xây dựng thương hiệu riêng nên không dễ xây dựng một cách thức chung để một sản phẩm nào đó trở thành một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng chấp nhận….Bố cục  của cuốn Sổ tay nên gọn hơn, các sản phẩm chọn giới thiệu cần vừa mang ý nghĩa giá trị kinh tế, vừa có tính chất chính trị để người đọc nhận thức được quyền chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển, các thương hiệu được giới thiệu cần có địa chỉ liên hệ rõ ràng để người đọc có thể tìm được địa điểm hoặc sản vật mà sách giới thiệu.

Kết luận Hội thảo, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cư cảm ơn những góp ý tích cực từ phía các cơ quan, ban, ngành chức năng và khẳng định sự cần thiết phải xuất bản cuốn Sổ tay bởi nó sẽ được sử dụng đa mục đích như cẩm nang du lịch, tham khảo, giới thiệu sản vật, kinh tế vùng hay quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ biển…Chính vì vậy Sổ tay sẽ được xây dựng theo hướng tổng quan nhất về thương hiệu biển như khái niệm, quan niệm, giá trị khi trở thành thương hiệu, nhận diện thương hiệu, những tiềm năng nhằm nâng cao giá trị cũng như giới thiệu một số sản vật biển đã trở thành thương hiệu./.
(Theo biengioilanhtho.gov.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...