Khai mạc Hội nghị SEAMEC 47 tại Hà Nội

Sáng 20-3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 47 (SEAMEC 47)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Giáo dục Brunei, Chủ tịch đương nhiệm Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) Pehin Abu Bakar Apong, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận cùng hơn 200 đại biểu đến từ 18 quốc gia khác nhau, trong đó có các Bộ trưởng giáo dục, quan chức cấp cao ngành giáo dục…

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu khai mạc hội nghị.

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu khai mạc, cảm ơn các vị đại biểu đến dự SEAMEC 47. Chủ tịch nước đánh giá cao những kết quả mà SEAMEO đạt được kể từ khi thành lập (năm 1965) đến nay. Hiện SEAMEO đã trở thành tổ chức quốc tế lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực hợp tác giáo dục, khoa học và văn hóa, với 11 nước thành viên, 8 nước thành viên liên kết, 3 tổ chức liên kết và 20 trung tâm khu vực. Bằng những sáng kiến và biện pháp phối hợp hoạt động hiệu quả, SEAMEO ngày càng phát huy vai trò tích cực với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia Đông Nam Á và góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia thành viên cũng như giữa SEAMEO với các tổ chức và quốc gia khác trên thế giới.

Nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, những năm qua, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định giáo dục-đào tạo là “quốc sách hàng đầu” và dành nhiều nguồn lực, đề ra nhiều cơ chế, chính sách để phát triển toàn diện sự nghiệp này và đã đạt được những kết quả tích cực. Đến tháng 12-2010, Việt Nam đã có 63/63 tỉnh, thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Hơn 20 năm qua, kể từ khi trở thành thành viên chính thức của SEAMEO năm 1992, Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm các nghĩa vụ, đóng góp tích cực vào sự phát triển giáo dục, khoa học và văn hóa trong khu vực. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và mạnh mẽ về giáo dục, phấn đấu đến năm 2020 có một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước”.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đánh giá cao việc SEAMEC 47 chọn chủ đề của Diễn đàn chính sách với nội dung “Học tập suốt đời: Chính sách và triển vọng”. Đây là chủ đề thiết thực, mang tính thời sự và cũng là mục tiêu, định hướng quan trọng của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, qua đó tận dụng thời cơ và hóa giải thách thức để hội nhập quốc tế thành công.

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc SEAMEC 47, Bộ trưởng Pehin Abu Bakar Apong và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chúc mừng Vương quốc Anh vừa gia nhập gia đình SEAMEO, trở thành thành viên liên kết thứ 8 của SEAMEO; bày tỏ hy vọng rằng với những lợi thế của mình, Vương quốc Anh sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển giáo dục, khoa học, văn hóa của các nước ASEAN. Các Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng tại Hội nghị này, các nước thành viên sẽ tập trung thảo luận để thông qua các quyết sách và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Chiến lược phát triển 10 năm của SEAMEO (2011-2020) đã được SEAMEC 46 thông qua. Đặc biệt các đại biểu sẽ thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các ý tưởng mới và đưa ra những giải pháp, cách thức hợp tác hiệu quả nhằm đẩy mạnh “học tập suốt đời” và xây dựng một xã hội học tập ở mỗi quốc gia thành viên và trong cả khu vực.

Ngay sau khi kết thúc phiên khai mạc, các đại biểu tham dự phiên họp kín, trong đó có Diễn đàn chính sách “Học tập suốt đời - Chính sách và triển vọng”. Hội nghị sẽ kết thúc vào chiều 21-3.
(theo Hà Nội Mới)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...