Những bước đi vững chắc

Nhiệm kỳ 2010 - 2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, tranh thủ những điều kiện thuận lợi, khai thác tối đa nguồn lực, tập trung sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đi sâu, đi sát trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng và chính quyền, huyện Sa Pa đã có những bước đi vững chắc trên con đường phát triển. Nhiều quyết sách hợp lòng dân, những mục tiêu lớn, nhiệm vụ quan trọng đều đạt và vượt kế hoạch.

Kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Những năm qua, Sa Pa đã rất thành công trong phát triển du lịch - dịch vụ và ngày càng khai thác hiệu quả hơn tiềm năng này. Để phát triển du lịch bền vững, Đảng bộ và chính quyền huyện đã xây dựng nhiều đề án cụ thể, như Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động thương mại, du lịch giai đoạn 2011 - 2015”; Đề án “Nâng cao chất lượng du lịch gắn với bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015”… tăng cường các hình thức quảng bá thông qua các lễ hội dân gian đầu xuân, Lễ hội Trên mây, tham gia chương trình quảng bá mạnh mẽ các danh thắng do các tổ chức quốc tế về du lịch bình chọn như kỳ quan đỉnh Fansipan, ruộng bậc thang Sa Pa... đặc biệt là sự kiện kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa bằng lễ hội du lịch độc đáo, giàu bản sắc dân tộc. Sự kiện này đã quảng bá tiềm năng to lớn về du lịch của Sa Pa, mở ra chặng đường mới trong phát triển du lịch bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” xã Tả Phìn đã góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc cho nhân dân.

Hoạt động thương mại, du lịch trên địa bàn diễn ra sôi động, hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và du khách; tổng mức bán lẻ tăng bình quân 18%/năm. Cơ sở vật chất thương mại không ngừng được cải thiện, hệ thống các chợ ở khu vực thị trấn được sắp xếp phù hợp với quy hoạch. Khu chợ văn hóa quy mô 2 tầng với diện tích mặt sàn rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hoá của nhân dân và du khách.

Là ngành kinh tế mũi nhọn, dịch vụ du lịch luôn được chú trọng, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao, đóng góp quan trọng cho chuyển dịch kinh tế của huyện. Hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp; quy mô luôn được mở rộng, nhiều dự án mang tầm quốc tế đã và đang được đầu tư trên địa bàn như khách sạn Amazing, khách sạn Indochina, công trình cáp treo Fansipan… Chất lượng dịch vụ từng bước nâng lên. Đến nay, toàn huyện có 190 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, tăng 15 cơ sở so với năm 2014, có tổng số 3.200 phòng. Sa Pa có 9 khách sạn đạt từ 3 - 4 sao; 24 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao; 52 khách sạn  đạt tiêu chuẩn 1 sao và 100 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Thế mạnh về du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh kết hợp với bản sắc văn hoá của các dân tộc được phát huy có hiệu quả. Du lịch cộng đồng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn và thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Toàn huyện có 12 điểm du lịch cộng đồng với 107 hộ kinh doanh lưu trú tại gia, tăng 22 cơ sở so với năm 2010. Lượng khách đến Sa Pa tăng nhanh: Năm 2014 đón 820.000 lượt khách, dự kiến năm 2015 đón 1.200.000 lượt, tăng 2,6 lần so với năm 2010 và vượt 11% so với mục tiêu Đại hội; tốc độ tăng trưởng bình quân 22%/năm, doanh thu từ dịch vụ du lịch năm 2015 đạt 1.320 tỷ đồng, tăng 955 tỷ đồng so với năm 2010.

Sa Pa quan tâm, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa tại các xã. Từ việc tích cực chuyển đổi các giống cây trồng truyền thống sang trồng các giống cây có năng suất, chất lượng cao, kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, từ 220,6 tỷ đồng năm 2010 lên 820 tỷ đồng năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 54,3%. Sản xuất nông nghiệp truyền thống có bước tăng trưởng khá, diện tích trồng giống lúa và ngô mới có năng suất cao chiếm 95%; đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trên cả diện tích đất nương và đất ruộng, nâng hệ số sử dụng đất từ 1,34% năm 2010 lên 1,45 lần năm 2015. Năm 2015, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 18.200 tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an ninh lương thực. Hiện nay, Sa Pa đã xây dựng được một số mô hình sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả, góp phần nâng giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác từ 31,9 triệu đồng năm 2010 lên 60,42 triệu đồng năm 2015, tăng 20,4 triệu đồng so với mục tiêu Đại hội.

Cụ thể như các mô hình trồng cây dược liệu atisô; trồng rau chuyên canh trên địa bàn thị trấn Sa Pa và các xã: Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải... mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ. Các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lan, hoa ly, hoa hồng... được khuyến khích phát triển, hằng năm cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các nhà vườn trên địa bàn thị trấn Sa Pa.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Sa Pa đã tích cực tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, thu hút mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc và đạt được những kết quả quan trọng. Đến năm 2015, huyện Sa Pa có 1 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Các xã còn lại đạt bình quân 4,5 tiêu chí/xã, tăng bình quân 1 tiêu chí so với năm 2010. Đến nay, 100% xã có đường nhựa đến trung tâm; 70% tuyến đường liên xã được rải nhựa, hoặc đổ bê tông xi-măng. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 78,3%; tỷ lệ thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt 85%. Diện tích lúa ruộng sử dụng tưới tiêu bằng các công trình thủy lợi đạt 75%; 68% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ làm và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2015 đạt 86,8%. Tỷ lệ hộ nghèo trong nhiệm kỳ giảm bình quân 6,4%/năm, vượt 114% so với mục tiêu Đại hội.

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Sa Pa xác định đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là trọng tâm, phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch là mũi nhọn đột phá, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là động lực tăng trưởng. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Sa Pa để phát triển gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Sớm nâng cấp thị trấn Sa Pa thành đô thị loại III. Bằng các chỉ tiêu cụ thể như: Du lịch - dịch vụ phấn đấu đạt 3 triệu lượt khách đến địa bàn; doanh thu từ dịch vụ - du lịch đạt 4.200 tỷ đồng; số ngày lưu trú bình quân đạt 2,5 ngày/người. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.150 tỷ đồng. Hệ số sử dụng đất đạt 1,55 lần, giá trị kinh tế trên 1 ha đất canh tác đạt trên 80 triệu đồng/năm. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 18.500 tấn. Có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Với tinh thần quyết tâm đoàn kết, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, sáng tạo và không ngừng đổi mới, tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Sa Pa sẽ vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra./.
 

Theo Trịnh Xuân Trường/LCĐT

Tin Liên Quan

Phát huy vai trò thanh niên trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Lực lượng thanh niên Lào Cai hiện có trên 150.300 người, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, lực lượng đoàn viên thanh niên Lào Cai đã tích cực tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với tinh thần xung kích tình nguyện, chung tay cùng các lực lượng chức năng bảo đảm ATGT cho Nhân dân.

Mỗi ngày có gần 400 xe hàng xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành

Hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành) diễn ra khá sôi động, mỗi ngày có gần 400 xe hàng được làm thủ tục thông quan.

06 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

Hiện nay, nguy cơ mất an toàn thông tin nói chung và vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng đang trở nên ngày càng phổ biến, phức tạp và gây hậu quả ngày càng lớn. Việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách...

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 về Đề án đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Mường Khương: Nỗ lực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho Nhân dân

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới với 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 87% tổng dân số. Ý thức, kỹ năng tham gia giao thông của một bộ phận người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Thách thức lớn nhất với Mường Khương là thay đổi thói quen sử...

Lào Cai: Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Sáng 26/4, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.