Tưng bừng Lễ hội đền Bảo Hà năm 2015

Đây là lần đầu tiên Lễ hội đền Bảo Hà được tổ chức quy mô cấp huyện.

Ngay từ sáng sớm 30/8 (tức ngày 17/7 âm lịch), cả thị tứ Bảo Hà, huyện Bảo Yên trở nên náo nhiệt. Dòng người và xe nườm nượp đổ về tham dự Lễ hội đền Bảo Hà năm 2015.



Các đại biểu tham dự lễ hội.
 
Tham dự lễ hội có các đồng chí: Phạm Văn Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Đặng Xuân Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố trong tỉnh, xã Bảo Hà, cùng hàng nghìn du khách thập phương. Dự lễ hội còn có đại diện Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
 


Du khách tham dự Lễ hội đền Bảo Hà.

Đền Bảo Hà thờ “Thần Vệ Quốc Hoàng Bẩy” được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia tháng 11/1997, tọa lạc dưới chân đồi Cấm, bên tả ngạn sông Hồng, thuộc địa phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.  Tương truyền, vào cuối thời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng 1740 – 1786) khắp vùng đất thuộc phủ Quy Hóa, nhất là Châu Thủy Vỹ và Châu Văn Bàn luôn bị giặc vùng Vân Nam (Trung Quốc) tràn sang cướp phá. Triều đình nhà Lê đã cử danh tướng họ Nguyễn lên trấn thủ vùng biên ải, tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng châu Văn Bàn và củng cố, xây dựng vùng đất Bảo Hà thành căn cứ lớn.

Tại đây, danh tướng họ Nguyễn đã tập hợp các thổ ty, tù trưởng, chiêu nạp quân sỹ, ngày đêm luyện tập kiếm võ. Sau đó, ông đã thống lĩnh đội quân thủy, bộ tiến lên Lào Cai, đánh đuổi quân giặc. Trong một trận đánh không cân sức với quân giặc, danh tướng Hoàng Bẩy đã anh dũng hy sinh. Thi thể ông bị giặc thả xuống sông Hồng và trôi đến Bảo Hà, nhân dân trong vùng vớt lên chôn cất và lập đền thờ.



Tiết mục văn nghệ tại Lễ khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà.
 





Lễ rước kiệu từ đền Cô Tân An đến đền Bảo Hà.

Để ghi nhớ công lao của ông, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị (triều Nguyễn) đã tặng ông danh hiệu "Trấn an hiển liệt" và đền thờ ông được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là "Thần vệ quốc". Ông đã trở thành nhân vật huyền thoại có một không hai trong lịch sử trấn ải vùng Tây Bắc Tổ quốc, được các thế hệ con cháu ngưỡng vọng, thờ phụng, ngày giỗ chính là 17/7 âm lịch và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng hằng năm của đồng bào các dân tộc nơi đây.



Đồng chí Hoàng Quang Đạt, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên thực hiện nghi lễ dâng hương tại đền Bảo Hà.

Lễ hội đền Bảo Hà năm nay được tổ chức với quy mô cấp huyện nên có nhiều hoạt động hấp dẫn cả phần lễ và phần hội, thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái như nghi lễ rước kiệu, lễ dâng hương, lễ tế dân gian, các trò chơi dân gian truyền thống, văn nghệ quần chúng, hội chọi trâu.
 


Thi đẩy gậy tại lễ hội.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...