Di tích lịch sử văn hoá Đền Đôi Cô

Đi dọc đại lộ Trần Hưng Đạo về phía Nam thành phố Lào Cai khoảng 12 km, từ xa du khách đã thấy Đền Đôi Cô với lá cờ thiêng tung bay trong gió và phong cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình. Mỗi năm, cùng với quần thể di tích Đền Thượng – Đền Mẫu – Đền Cấm – Đền Quan - Đền Am, Đền Đôi Cô thu hút hàng vạn lượt khách du lịch tới thăm quan, chiêm bái.

Tương truyền rằng: Xưa kia có hai cô, một cô là Hà Thị Én và một cô gái hầu có công đưa lương thực, thực phẩm, muối đường, hàng hoá từ miền xuôi lên miền ngược phục vụ nhân dân, tiếp tế quân lính chống giặc ngoại xâm. Thế nhưng trong một chuyến đi, hai cô bị giặc phát hiện, giết chết và ném xuống sông, sau đó xác trôi dạt về khu vực làng Chiềng On (nay là phường Bình Minh, thành phố Lào Cai). Thương tiếc và ghi nhớ công ơn của hai cô, nhân dân đã chôn cất, lập miếu thờ.

Tiếng lành đồn xa, không những người dân địa phương mà cả du khách khắp mọi miền khi đến Lào Cai cũng về Đền Đôi Cô thắp hương tưởng nhớ hai cô gái trẻ tốt bụng luôn phù hộ cho người dân có cuộc sống ấm no, yên bình.

Ngày 13 tháng 9 âm lịch hằng năm là ngày lễ chính của Đền Đôi Cô. Đền còn tổ chức một số ngày lễ khác trong năm như: Lễ tết Thượng nguyên (ngày 10 tháng giêng âm lịch); Lễ vào hè (ngày 10 tháng 4 âm lịch); Lễ ra hè (ngày 10 tháng 7 âm lịch).

Trải qua hàng trăm năm, am miếu nhỏ đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, đặc biệt là lần trùng tu vào năm 2001. Đến nay ngôi đền đã trở nên khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương. Năm 2005, Đền Đôi Cô được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh./.
Nguyễn Tiệp

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...