Trang phục của người Hà Nhì - Bát Xát, Lào Cai

Người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là tộc người sống gần gũi với thiên nhiên. Có lẽ vì thế mà trang phục của họ thường mang sắc xanh vùng núi rừng Tây Bắc.

Từ xưa tới nay, người Hà Nhì nổi tiếng về việc chịu thương, chịu khó. Ngoài việc trồng lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang, họ còn tự tay trồng bông, dệt vải để thêu dệt ra những bộ trang phục đặc trưng của những chàng trai, cô gái dân tộc mình.

Một bộ trang phục của phụ nữ Hà Nhì gồm đầy đủ mũ, áo, dây lưng và yếm. Nhưng điểm đáng chú ý nhất của trang phục người Hà Nhì là chiếc mũ đội đầu. Đối với phụ nữ, những chiếc mũ được tết bằng đuôi ngựa chạy ngang trên trán tạo thành một đoạn tóc giả trang trí rất bắt mắt. Còn mũ trẻ em thường có màu chàm, hình trụ thấp, mặt trên xẻ múi nhưng khá bằng phẳng và có đính nhiều đồng bạc trắng. Đồng bạc này thể hiện cho ước muốn giàu sang, no đủ và có tác dụng tránh gió độc.

Mũ của bé trai có tua rua vải, màu sắc khá sặc sỡ. Mũ của trẻ gái thì diêm dúa hơn, bởi được đính thêm những dải hạt cườm đủ màu sắc. Chiếc mũ trên đầu trẻ em thể hiện con mắt mĩ thuật, tạo hình và sự phối màu dân gian đặc sắc của người Hà Nhì. Quan niệm chiếc mũ giữ hồn vía trẻ thơ, nên người Hà Nhì thể hiện sự nâng niu, yêu quý, tập trung tô vẽ bằng nhiều chất liệu, làm cho em bé trông càng ngộ nghĩnh, xinh xắn hơn.

“Vũ điệu xanh” Hà Nhì.

Trẻ em Hà Nhì trong trang phục truyền thống.

Phụ nữ Hà Nhì với trang phục xanh truyền thống.

Người Hà Nhì mặc trang phục xanh đi hội.

Mũ của trẻ em Hà Nhì có đính nhiều đồng bạc trắng.

Người Hà Nhì nhuộm vải.

Bộ trang phục truyền thống gắn bó với đời sống của người Hà Nhì.

Những tà áo đặc trưng của người Hà Nhì.

Ngoài chiếc áo cánh với gam màu chủ đạo là màu xanh của thiên nhiên mặc bên ngoài, người Hà Nhì sử dụng chiếc yếm mặc thêm bên trong và hơi lộ ra ngoài để hở những họa tiết, hoa văn riêng.
 
Trang phục của người Hà Nhì nổi bật với những đường viền lượn cong như sóng nước và mây vờn. Những bông hoa được làm thủ công bằng bạc nổi bật lên trên nền xanh đen của bộ áo. Những chiếc khuy vải cũng được tạo hình bông hoa để liên kết mảnh yếm lại.

Người Hà Nhì cũng rất quan tâm đến cánh tay của chiếc áo, họ tập trung thêu thêm những họa tiết đặc trưng của dân tộc mình vào đây. Muốn hoàn thiện bộ trang phục phụ nữ và trẻ em thường phải mất tới khoảng hơn một tháng làm thủ công, trong đó việc thêu thêm những hoa văn tại cánh tay áo mất tới cả tuần lễ.
 
Đối với trang phục của đàn ông, quần áo của họ thường màu đen có viền cổ màu xanh, trên đầu là những chiếc khăn vấn thay cho chiếc mũ đội đầu, vừa có tác dụng che nắng và thấm mồ hôi. Cúc áo cài trước ngực tương đối đơn giản nhưng đều làm bằng bạc vì họ quan niệm bạc vừa có thể trừ tà ma lại rất đẹp để trang trí.
 
Người Hà Nhì quanh năm chỉ sử dụng một kiểu trang phục duy nhất. Chính vì vậy mà bộ trang phục này thường được dùng chung cho ngày thường lẫn những dịp lễ tết, hội hè, ma chay, cưới hỏi…
 
Người Hà Nhì vất vả trong cuộc sống nhưng họ không quên gìn giữ nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của mình đó là bộ trang phục, bởi đối với họ bộ trang phục tượng trưng cho văn hóa, cho vẻ đẹp của riêng dân tộc mình./.

(Theo sapatours.com.vn)

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.