Độc đáo nghề làm nến thơm

Nến tự nhiên Cát Cát (Sa Pa) là sản phẩm địa phương được làm từ 100% sáp ong tự nhiên, do chính người Mông Cát Cát làm ra bằng phương pháp thủ công. Đây không chỉ là một trong những sản phẩm độc đáo mà còn đang dần được hình thành và phát triển, trở thành nghề truyền thống của người Mông nơi đây.
 
Nến Cát Cát (Sa Pa) được làm từ sáp ong tự nhiên.
Khi đến thăm nơi sản xuất nến tự nhiên của chị Má Thị Sa tại thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, cảm giác đầu tiên mà chúng tôi nhận thấy đó là mùi thơm rất dịu nhẹ, làm mọi người như được thư giãn và tận hưởng bầu không khí được thanh lọc. Đó là mùi thơm toả ra từ chiếc nồi mà chị Sa đang đun sáp ong trên bếp chuẩn bị công đoạn làm nến.

Được biết, tổ làm nến của chị Sa bắt đầu làm từ tháng 11/2012, có 10 anh, chị em do tổ chức xã hội Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam sáng lập. Họ đã được hỗ trợ về nguyên liệu, vật liệu, vốn ban đầu và hướng dẫn các công đoạn làm nến, đóng bao bì và giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm. Tuy mới thành lập nhưng tổ của chị Sa đã sản xuất bán ra thị trường rất nhiều sản phẩm nến tự nhiên làm từ sáp ong.

Nến tự nhiên làm từ các nguyên liệu chủ yếu như sáp ong, bấc sợi lanh, tinh dầu đều lấy từ tự nhiên. Sáp ong sau khi được lấy về thì cho vào nồi đun nóng chảy ở 60 – 70 độ C để sáp không bị đông quá nhanh. Sợi lanh được se lại thành sợi bấc, sau đó cán dây bấc vào khuôn. Trước khi đổ sáp ong phải hàn bấc vào khuôn bằng keo nến cho chắc, lấy que chẻ đôi để nẹp bấc cho cân, trong lòng khuôn bôi 1 chút dầu ăn hay mỡ để không cho nến bám vào, khi nguội nến co lại dễ lấy ra. Sáp ong sau khi đun, để nguội khoảng 15 phút thì đổ vào khuôn, chờ khoảng 30 phút, khi sáp ong đông vào thì lấy ra, cắt đi đoạn bấc thừa là đã có một cây nến hoàn chỉnh.

Nghề làm nến tự nhiên của người Mông Cát Cát đang dần dần được phát triển thành sản phẩm địa phương của người dân. Không những thế còn góp phần làm phong phú ngành nghề thủ công truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện Sa Pa./.
(Theo báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai