Ký thoả thuận về y dược cổ truyền, thực phẩm chức năng

Đại biểu các nước ASEAN sẽ thảo luận, thống nhất và ký thỏa thuận chung về thực hành sản xuất tốt trong sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) và y dược cổ truyền của khu vực ASEAN, hội nhập cùng các nước trên thế giới.
Quảng cảnh  buổi họp. Ảnh: VGP.Thế Phong

Sáng 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra buổi họp chính thức lần thứ 27 Nhóm công tác về y dược cổ truyền và TPCN của ASEAN. Cuộc họp do đoàn Việt Nam chủ trì.

Trong 2 ngày làm việc (18-19/5), cuộc họp cập nhật báo cáo tiến độ công tác hòa hợp tiêu chuẩn và hội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN; báo cáo các điểm nổi bật trong kỳ họp lần thứ 26 tại Bangkok (Thái Lan); trao đổi và thông qua nội dung kết luận của tất cả các cuộc họp trên; cập nhật về hệ thống cảnh báo sau khi ra thị trường; cập nhật các sáng kiến để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đánh giá chương trình làm việc cập nhật của nhóm y dược cổ truyền và TPCN; cân nhắc các hợp tác với các khối hợp tác kinh tế khác.

Với mục đích chung vì quyền lợi người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm TPCN và y dược cổ truyền, tại cuộc họp này, đại biểu của các nước ASEAN sẽ cùng nhau thảo luận, đánh giá những kết quả đã làm được, trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, rà soát các phần việc liên quan cần ưu tiên để cùng rút kinh nghiệm làm tốt hơn trong thời gian tới.

Đặc biệt, các đại biểu sẽ thảo luận lần cuối, cũng như thống nhất về nội dung và thời gian áp dụng trước khi các quốc gia ASEAN cùng ký thỏa thuận chung của ASEAN về thực hành sản xuất tốt trong sản xuất TPCN và y dược cổ truyền của ASEAN. 

Phát biểu tại cuộc họp, bà Maril Tham, Chủ tịch ASEAN về y dược cổ truyền và TPCN bày tỏ tin tưởng về quá trình hình thành thoả thuận chung về thực hành sản xuất tốt đối với TPCN và y dược cổ truyền của ASEAN. Thỏa thuận chung sẽ được các quốc gia thành viên ASEAN ký kết tại hội nghị lần này. Hiện giờ tất cả các nguyên tắc về khoa học, nguyên tắc về kỹ thuật đã được các thành viên ASEAN thống nhất, công việc còn lại là làm sao để chuẩn hoá các quy định này.

Ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng. Với hơn 90 triệu dân, Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế của ASEAN và ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm cũng không nằm ngoài đóng góp này.

Đặc biệt trong thời gian vừa qua, sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm TPCN và thuốc y học cổ truyền đã góp phần làm cho thị trường thực phẩm và thuốc ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc hài hòa các quy định, tiêu chuẩn của sản phẩm này với khu vực và thế giới là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Y tế Việt Nam.

Với nhận thức đó, các cán bộ của Bộ Y tế Việt Nam đã rất tích cực tham gia các nhóm công tác của ASEAN, đặc biệt nhóm y dược cổ truyền và TPCN trong thời  gian qua. Nhờ đó, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn thực hành sản xuất tốt đối với TPCN dựa trên nội dung của ASEAN và dự kiến sẽ tiến tới áp dụng bắt buộc vào năm 2020.

Theo Bộ Y tế, với lợi thế là một nước nhiệt đới với nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú, đa dạng, Việt Nam đã có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học, cùng với nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm. Đây là một trong những thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và TPCN nói riêng.

Vì thế, Việt Nam rất mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của các nước, sự hợp tác cùng với sự đầu tư quốc tế cho ngành công nghiệp sản xuất TPCN và thuốc y dược cổ truyền của Việt Nam, để giúp người dân Việt Nam có được những sản phẩm với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị lần này, từ ngày 15-17/5, Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên đã nhóm họp các nội dung liên quan như: Khung pháp lý của ASEAN về y dược cổ truyền và TPCN; thực hành sản xuất tốt y dược cổ truyền và TPCN; Ủy ban khoa học ASEAN về y dược cổ truyền và TPCN./.

Theo Thế Phong/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Hôm 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm". Việc Việt Nam đề xuất sáng kiến và lần đầu tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh...

Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN tiếp tục Phiên toàn thể thứ hai với chủ đề "Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm".

Lễ khởi động Năm giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Lễ khởi động là một trong những hoạt động trọng điểm triển khai quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 (Jakarta, tháng 9/2023) nhằm đẩy mạnh giao lưu nhân dân, làm sâu sắc giao lưu văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Thủ tướng truyền tải thông điệp quan trọng về 'Bài học từ ASEAN' tại WEF Davos

Chiều 17/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính tại phiên thảo luận "Bài học từ ASEAN" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.

Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30/12/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á.

Lào sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần thứ 3 trong năm 2024

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith, hiện Lào đã sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2024 với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy sự kết nối và tự cường”.