Pú Gia Lan - Khu di tích lịch sử

Đến Văn Bàn, vào trung tâm thị trấn đã thấy núi Gia Lan hùng vĩ hiện ra trước mắt. Dưới chân núi là thung lũng trải dài, vùng đất trù mật, đông đúc. Núi Gia Lan không chỉ có vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng mà còn nổi tiếng bởi đây là khu căn cứ bí mật của quân và dân Văn Bàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, khu căn cứ này đã trở thành khu di tích lịch sử cách mạng mà người dân quen gọi là Khu du kích Pú Gia Lan.

Khu di tích lịch sử Pú Gia Lan.

Khu du kích Pú Gia Lan được hình thành từ năm 1947 ở khu vực núi Gia Lan, xã Khánh Yên Thượng. Đây là khu căn cứ bí mật trong vùng địch do Huyện uỷ Văn Bàn chỉ đạo xây dựng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng huyện Văn Bàn nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Văn Bàn, nhân dân các xã Làng Giàng, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Hạ đã tản cư vào vùng núi này. Dọc theo triền núi suốt từ Làng Giàng đến xã Khánh Yên Hạ chỗ nào cũng có dân tản cư. 

Khu du kích Gia Lan bao gồm toàn bộ phần đất của xã Làng Giàng, một phần phía nam của các xã: Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken. Phía Bắc giáp với xã Nậm Rạng, phía Nam giáp với xã Nậm Tha, phía Tây Bắc giáp với xã Dương Quỳ, phía Tây Nam giáp với xã Nậm Xé - Văn Bàn và một phần của Than Uyên (Lai Châu).

Làng quê thanh bình dưới chân núi Gia Lan.

Khu du kích Gia Lan là nơi gặp gỡ cán bộ, bộ đội, du kích để họp bàn kế hoạch thực hiện các đợt tập luyện, huấn luyện ngắn, nơi tạo điều kiện cho việc liên lạc từ Lào Cai (ngày trước) đi các vùng ngoài tỉnh. Khu di tích Pú Gia Lan là một điểm di tích cách mạng quan trọng góp phần giáo dục ý thức cách mạng cho các thệ hệ mai sau, đồng thời giữ gìn khu di tích chính là bảo vệ môi trường sinh thái. Ngày 16/11/2006, di tích được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh.

Núi Gia Lan với bức tường thiên tạo đã chứng kiến sự trưởng thành của cách mạng trên vùng quê đậm nét văn hóa dân gian, chứng kiến những thành tựu mà Đảng lãnh đạo nhân dân các dân tộc đánh Pháp, giải phóng quê hương Văn Bàn./.

(Theo Báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai