Độc đáo lễ đặt tên của người Dao đỏ ở Lào Cai

Người Dao đỏ ở Lào Cai sinh sống tập trung đông nhất ở các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng. Người Dao đỏ coi việc đặt tên là việc hệ trọng trong cuộc đời con người cho nên từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, người Dao đỏ phải qua 3 lần đặt tên. Lần thứ nhất vào ngày đứa bé tròn 1 tháng tuổi, lần 2 khi đứa trẻ lên 15 - 16 tuổi, lần 3 là vào ngày xây dựng gia đình.

Múa phép tại lễ đặt tên.

Việc đặt tên của người Dao đỏ còn liên quan đến tổ tiên, thứ bậc của dòng họ. Mỗi dòng họ được đặt tên theo thứ tự, cấp bậc để phân biệt giữa các thành viên trong dòng họ, mỗi cấp bậc phải qua 5 đời mới được quay lại một lần để đặt tên. Vì vậy, khi đặt tên, gia đình, dòng họ xem xét rất kỹ thứ tự trong dòng họ mình, sau đó làm lễ xin phép tổ tiên “bàn vương”, không được đặt tên trùng với tên tổ tiên (kể cả những người đã mất từ 5 đời trở lại).

Lễ đặt tên được tiến hành qua nhiều nghi lễ khác nhau, mỗi nghi lễ diễn ra từ 2 - 3 ngày. Chủ lễ là 2 thầy cúng (1 thầy chính và 1 thầy phụ), 2 thầy cúng phải là người cùng dòng họ với gia đình đứa trẻ, hiểu biết về phong tục, có nhiều đức tính tốt; những người phụ lễ phải là những bậc cao niên, hiểu biết về phong tục tập quán dân tộc mình.

Một nghi lễ không thể thiếu tại lễ đặt tên.

Tại lễ đặt tên, ngoài 2 thầy cúng và những người phụ lễ còn phải tìm 6 thanh niên (3 nam, 3 nữ) chưa xây dựng gia đình và là những thanh niên thông minh, nhanh nhẹn, thuộc những bài hát đối đáp để thực hiện các bài hát đối đáp trong lễ đặt tên.

Cùng với hát đối đáp còn có các điệu múa (múa phép). Đội múa từ 5 - 7 người (có thể nhiều hơn) là những thanh niên nam, nữ trẻ, khoẻ, đẹp, các động tác múa diễn ra theo từng nghi lễ khi thầy cúng yêu cầu. Trong nghi lễ, đứa trẻ được đặt tên cùng ông nội và những người trong đội múa phải mặc quần áo mới nhiều hoa văn rực rỡ, lưng thắt một sợi vải màu đỏ, đầu đội khăn quấn theo hình con vẹt (đối với nam), nữ đội khăn đỏ theo kiểu truyền thống. Cuối nghi lễ, thầy cúng chính thay bộ quần áo bằng màu xanh lá cây, đứa trẻ được đặt tên cũng phải thay đổi kiểu áo theo tiến trình của từng nghi lễ.

Lễ vật dùng trong lễ đặt tên gồm: 4 con lợn từ 20 - 60 kg/con (tuỳ vào điều kiện của mỗi gia đình), 20 chiếc bánh gạo nếp, 5 lít rượu. Hai con lợn cạo sạch lông để làm lễ cúng tổ tiên, thần linh cùng một ít tiền âm phủ; 2 con lợn còn lại làm cỗ thiết đãi mọi người tới dự và chứng kiến lễ đặt tên cho đứa trẻ.

Trong 3 lần đặt tên của người Dao đỏ, lần đặt tên thứ 2 mới là tên gọi chính thức thường dùng trong khi giao tiếp ở gia đình và ngoài xã hội. Tên gọi trong lễ đặt lần thứ 3 chỉ dùng khi cúng lễ hoặc khi chết con cháu dùng tên này để gọi hồn về thờ cúng./.

(Theo Báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...