Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa – Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia

Bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tản Van thuộc huyện Sa Pa. Bãi đá được ông Jean Batherlier – chủ nhân nhà điều dưỡng Chapa phát hiện từ tháng 8 năm 1924.
 
Bãi đá trải rộng 8km² với gần 200 khối đá có kích thước, hình khắc khác nhau như: Tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, hình người đang toả hào quang, hình người cách điệu và một số mô tuýp khác về hình người, hình kiểu bản đồ mô tả thung lũng Mường Hoa...

Một khối đá nằm trong bãi đá cổ Sa Pa.

Các bức chạm khắc đá Sa Pa bao gồm nhiều mô típ rất quen thuộc gần với các họa tiết trang trí của cư dân nông nghiệp nước ta: Hình tròn khắc vạch tương đối giống cấu trúc hoa văn thời kỳ văn hóa Hoa Lộc, có thể dùng để tượng trưng cho mặt trời với những tia nắng, hay là những bánh xe của guồng nước; hình chữ thập trong vòng tròn; hình chữ S vắt chéo... đều liên quan đến tục thờ thần mặt trời của cư dân nông nghiệp.

Điều nổi bật chiếm vị trí quan trọng trong các hình chạm khắc là hình người với 11 kiểu khác nhau có hình người tay dang rộng đầu tỏa những tia sáng, có hình người như lộn ngược... Ngoài ra còn xuất hiện một hình kiểu nhà sàn mái cong, kiểu hình thuyền úp ngược, loại này thường thấy ở cư dân Môn Khơ Me và trống đồng Đông Sơn loại I. Đại bộ phận đều mang đậm dấu ấn của tư duy tạo hình giản đơn và khúc triết, xuất phát từ những con người nguyên sơ, đời sống gắn bó sâu sắc với tự nhiên.

Bãi đá cổ Sa Pa được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là di tích
lịch sử văn hoá quốc gia.

Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa, ngoài những giá trị về lịch sử, nền văn minh của dân tộc Việt cổ tại khu vực miền Tây Bắc của Tổ quốc Việt Nam còn ẩn chứa những giá trị nghệ thuật to lớn về một bức tranh sinh động trên đá và chỉ được tồn tại ở một số ít quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, các hình chạm khắc này phản ánh một bước phát triển mới về tư duy của người Việt cổ, một cuộc cách mạng về sự phát triển của nền văn minh, hình thành nên một không gian văn hóa rất riêng qua nhận thức về môi trường sống của cộng đồng. Những loại hình chạm khắc này thuộc nhiều lớp khác nhau theo diễn biến chiều sâu của lịch sử, của cư dân các nền văn hóa như Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn…khắc họa sự phát triển của loài người, của một dân tộc, một quốc gia.

Có rất nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học khi đến nghiên cứu Bãi đá cổ Sa Pa. Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết. Bãi đá cổ Sa Pa vẫn nằm đó, ẩn dấu những bí ẩn của người cổ xưa, thách thức các nhà khoa học.

Từ tháng 10/1994, Bãi đá cổ Sa Pa được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Hiện nay, di tích này đang được nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Hoàng Liên

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...