ASEAN-Nhật Bản là đối tác không thể thiếu của nhau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định ASEAN và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác, trở thành những đối tác không thể thiếu của nhau, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả hai bên.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: TTXVN

Trong khuôn khổ Hội nghị chuyên đề “Quan hệ ASEAN-Nhật Bản vì thịnh vượng”, sau Lễ khai mạc vào sáng ngày 4/6 tại Hà Nội đã diễn ra Phiên thảo luận chuyên đề về Tổng quan Quan hệ Đối tác ASEAN-Nhật Bản.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM Nhật Bản Takeo Mori đã tham dự và phát biểu dẫn đề tại phiên thảo luận, cùng với sự tham gia của các diễn giả chính gồm đại diện chính phủ, chuyên gia nghiên cứu và học giả có uy tín của ASEAN và Nhật Bản.

Tại phát biểu dẫn đề thảo luận, điểm lại chặng đường phát triển trong hơn 45 năm qua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định ASEAN và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác, trở thành những đối tác không thể thiếu của nhau, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả hai bên. Thứ trưởng nhấn mạnh để tiếp tục thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng, hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tranh thủ những cơ hội mở ra và vượt qua những thách thức phức tạp của tình hình.

Theo đó, Thứ trưởng nhấn mạnh những thành tựu đạt được trong hơn 45 năm qua là cơ sở và nền tảng vững chắc để tiếp tục thúc đẩy quan hệ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong thời gian tới, đồng thời đề xuất 4 định hướng ưu tiên gồm: (i) tăng cường lòng tin, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, đề cao các nguyên tắc chung trong quan hệ đối tác vì hòa bình và ổn định; (ii) hợp tác kinh doanh cùng có lợi trong quan hệ đối tác vì thịnh vượng; (iii) chia sẻ trách nhiệm và phối hợp nỗ lực nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dân; (iv) duy trì sự chân thành và mối quan hệ “từ trái tim đến trái tim”.

Về phần mình, Trưởng SOM ASEAN Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Takeo Mori chia sẻ quan điểm của Nhật Bản về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, mở rộng liên kết giữa các vùng biển đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Nhật Bản sẽ duy trì và thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, thúc đẩy tự do thương mại, và tự do hàng hải, thúc đẩy kết nối thông qua các dự án cơ sở hạ tầng có chất lượng nhằm thúc đẩy kinh tế cũng như nâng cao năng lực tham gia hợp tác chống lại các thách thức đang nổi lên như tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố, cướp  biển...

Theo đó, Nhật Bản đánh giá cao việc ASEAN xây dựng một Tầm nhìn về hợp tác khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho rằng quan điểm hai bên chia sẻ nhiều nguyên tắc cơ bản chung, bao gồm việc Nhật Bản tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời mong muốn gắn kết giữa Quan điểm của Nhật Bản về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở với Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEANthông qua việc phối hợp đề xuất triển khai các hoạt động hợp tác thiết thực.

Trong thảo luận, các diễn giả chính và học giả nghiên cứu trong khu vực bày tỏ nhất trí cao với các phát biểu dẫn đề, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin, niềm tin, thái độ chân thành, đồng thời đề cao các nguyên tắc trong quan hệ hợp tác, coi đây là nền tảng quan trọng để thúc đẩy hợp tác thực chất và bền vững giữa ASEAN với các đối tác nói chung và với Nhật Bản nói riêng.

Đại biểu Tang Siew Mun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, chia sẻ theo khảo sát trực tuyến, Nhật Bản là một trong số ít các đối tác của ASEAN nhận được hơn 50% phiếu bầu về mức độ tin cậy. Diễn giả Kavi Chongkittavon, đại diện Viện Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và chia sẻ thêm những điểm đồng của hai bên về tầm nhìn phát triển trong khu vực, cách tiếp cận hợp tác, quan điểm về trật tự khu vực dựa trên luật lệ, các chuẩn mực chung và thành tựu phát triển hiện nay, nhấn mạnh đây là cơ sở để hai bên chung tay hợp tác, tạo lập cách nhìn nhận đúng đắn quan hệ ASEAN-Nhật Bản và không chịu tác động từ bên ngoài.

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo đánh giá Nhật Bản là quốc gia phát triển, có trình độ khoa học-kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm trong quy hoạch phát triển đô thị, nền nông nghiệp ứng dụng khoahọc phát triển để hai bên có thể bổ trợ lẫn nhau, tăng cường hợp tác vì sự thịnh vượng và lợi ích chung của doanh nghiệp, người dân.

Trên những cơ sở quan trọng đó, Phiên thảo luận nhất trí cao với các đề xuất ASEAN-Nhật Bản cần tiếp tục thúc đẩy định hướng chiến lược trong hợp tác, đẩy mạnh các ưu tiên cao hiện nay như an ninh biển, thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, đẩy mạnh kinh tế số, phát triển thành phố thông minh và cơ sở hạ tầng chất lượng, thúc đẩy sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực, gia tăng kết nối, nhất là bảo đảm kết nối đồng bộ, phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế trong xây dựng các dự án kết nối lớn trong ASEAN và khu vực Mekong, đẩy mạnh hội nhập kinh tế, tham gia chuỗi giá trị khu vực, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển, đóng góp thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản lên tầm cao mới.

Theo Vũ Phong/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Hôm 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm". Việc Việt Nam đề xuất sáng kiến và lần đầu tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh...

Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN tiếp tục Phiên toàn thể thứ hai với chủ đề "Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm".

Lễ khởi động Năm giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Lễ khởi động là một trong những hoạt động trọng điểm triển khai quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 (Jakarta, tháng 9/2023) nhằm đẩy mạnh giao lưu nhân dân, làm sâu sắc giao lưu văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Thủ tướng truyền tải thông điệp quan trọng về 'Bài học từ ASEAN' tại WEF Davos

Chiều 17/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính tại phiên thảo luận "Bài học từ ASEAN" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.

Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30/12/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á.

Lào sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần thứ 3 trong năm 2024

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith, hiện Lào đã sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2024 với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy sự kết nối và tự cường”.