Thái Lan thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN

Bộ Kinh tế và Xã hội số Thái Lan mới phối hợp với Bộ Giao thông và Bộ Năng lượng nước này tổ chức Hội nghị bàn tròn Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã thông qua các kế hoạch hành động của Bộ Kinh tế và Xã hội số để thu hút các nước ngoài ASEAN hợp tác và đầu tư vào cơ sở hạ tầng thành phố thông minh thuộc Mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN (ASCN), nhằm phát triển 26 thành phố thông minh ở 10 quốc gia nội khối. Kế hoạch trên sẽ tập trung vào các nước có năng lực và sở trường về công nghệ mới như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ở địa phương trông đợi sẽ được hưởng lợi từ hệ thống sinh thái kinh doanh kết nối của ASCN, do Thái Lan đang dẫn đầu vào năm nay với tư cách Chủ tịch ASEAN.

ASCN là một sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN 2018 tại Singapore, với mục tiêu chung là tạo ra các thành phố thông minh bền vững, thúc đẩy chất lượng cuộc sống ở ASEAN thông qua công nghệ và sáng tạo. Sáng kiến trên cũng hướng tới đối phó với các vấn đề đô thị hóa như tắc nghẽn giao thông, chất lượng nước, không khí kém, nghèo đói, gia tăng bất bình đẳng, chênh lệch chất lượng cuộc sống giữa nông thôn và thành thị, cũng như đảm bảo an ninh.

Để trở thành một thành phố thông minh, các địa phương phải cải tạo cơ sở hạ tầng, kết nối dữ liệu, các hệ thống công nghệ và văn hoá.

26 thành phố nằm trong ASCN bao gồm Bandar Seri Begawan, Banyuwangi, Battambang, Cebu, Đà Nẵng, Davao, Jakarta, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Johor Bahru, Kota Kinabalu, Kuala Lumpur, Kuching, Luang Prabang, Makassar, Mandalay, Manila, Nay Pyi Taw, Phnom Penh, Siem Reap, Singapore, Vientiane, Yangon, Bangkok, Chon Buri và Phuket.

Theo TTXVN, Bộ trưởng Kinh tế và Xã hội số Thái Lan cho biết 26 thành phố trên được xem là các dự án thử nghiệm, trong đó, mỗi nước thành viên ASEAN có thể đề xuất nhiều nhất 3 thành phố để hợp tác theo tiêu chí phát triển thành phố thông minh, thúc đẩy chất lượng cuộc sống thông qua công nghệ và sự sáng tạo. Đối với Thái Lan, phát triển thành phố thông minh là rất quan trọng đối với nền kinh tế nước này trong giai đoạn hiện nay, góp phần cải thiện cả nền kinh tế lẫn phát triển xã hội./.
Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Hôm 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm". Việc Việt Nam đề xuất sáng kiến và lần đầu tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh...

Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN tiếp tục Phiên toàn thể thứ hai với chủ đề "Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm".

Lễ khởi động Năm giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Lễ khởi động là một trong những hoạt động trọng điểm triển khai quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 (Jakarta, tháng 9/2023) nhằm đẩy mạnh giao lưu nhân dân, làm sâu sắc giao lưu văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Thủ tướng truyền tải thông điệp quan trọng về 'Bài học từ ASEAN' tại WEF Davos

Chiều 17/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính tại phiên thảo luận "Bài học từ ASEAN" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.

Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30/12/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á.

Lào sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần thứ 3 trong năm 2024

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith, hiện Lào đã sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2024 với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy sự kết nối và tự cường”.