Mường Hum - nét kẻ chợ miền sơn cước

Chợ phiên Mường Hum được coi là một trong những chợ phiên lớn nhất vùng Tây Bắc. Chợ nằm sâu trong thung lũng bên con suối Mường Hum đầy thơ mộng, chợ lại được bao bọc bởi những dãy núi cao ngất để rồi tạo nên khung cảnh sơn thủy hữu tình của nơi thâm sơn cùng cốc. Cũng bởi lẽ ấy mà bấy lâu Mường Hum luôn là điểm đến của rất nhiều khách tham quan trong và ngoài nước. 
 
Mường Hum là trung tâm của cả một vùng 8 xã phía Bắc huyện Bát Xát (Lào Cai). Con đường từ trung tâm thành phố Lào Cai tới Mường Hum chỉ quãng 45km, nơi đây khá biệt lập với bên ngoài bởi núi non trùng điệp bao quanh, tạo nên một thành trì tự nhiên vô cùng kiên cố. Để đến được Mường Hum phải băng qua vạt rừng thảo quả già với nhiều đoạn đèo dốc đẹp mê hồn, phía xa là những vạt ruộng bậc thang vàng óng vào mùa lúa chín và đẹp tựa một tấm gương trời vào mùa đổ ải.

Đi chợ Mường Hum ta luôn bắt gặp những bộ váy rực rỡ của người
Giáy, Dao, Mông...

Ngay trung tâm xã là khu chợ nức tiếng gần xa. Với con suối Mường Hum đầy thơ mộng vắt qua, đây là nơi quy tụ, gặp gỡ, trao đổi hàng hóa nông sản của các đồng bào dân tộc, chẳng khác nào một kẻ chợ nơi sơn cước. Chợ họp định kỳ vào chủ nhật, đi chợ phiên ta luôn bắt gặp những bộ váy áo rực rỡ của người Giáy, Dao, Mông, Hà Nhì và cả người Hoa quy tụ nơi đây.

Không nổi tiếng như chợ tình Sa Pa hay chợ phiên Bắc Hà, nhưng Mường Hum được xem như một trong những chợ phiên hiếm hoi còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của một phiên chợ vùng cao. Với những quán hàng đặc trưng như: Thắng cố, bánh mật, bánh tẻ, rượu thóc và còn có riêng một khu bày bán hàng thổ cẩm, đồ chạm bạc và các sản vật dùng cho cuộc sống hằng ngày.

Chợ phiên Mường Hum phô bày tất thảy những sắc thái của các dân tộc thiểu số cùng quần cư trên mảnh đất này. Chỉ riêng màu sắc trang phục cũng đã đủ làm mê hoặc lòng người. Không ít khách quốc tế đến đây đã được trải nghiệm cuộc sống cùng người dân bản địa để rồi đi từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến thích thú và ấn tượng.

Cũng bởi vẻ đẹp đầy chất thơ mà ngôi chợ bên con suối Mường Hum vô tình đã trở thành nơi tự tình của biết bao đôi trai gái. Họ hẹn nhau bên suối, ôn lại quãng đường đã qua, tìm kiếm những mảnh ghép còn thiếu trong trái tim tự do, hay chỉ đơn giản là để những cô gái khoe váy áo, ai nấy đều đẹp tựa nàng công chúa thượng ngàn mà ngày thường được ẩn đi dưới nét đẹp mộc mạc và khắc khổ. Và những chàng trai thổi lên điệu khèn, điệu sáo chất chứa chí khí muốn đạp bằng cả núi trời giống như cha ông của mình trong quá khứ đấu tranh vì tự do thời xưa cũ.

Dù cho việc đi lại còn khó khăn, đường đến Mường Hum vẫn đưa ta đến một vùng hoa mộng, với những sắc màu văn hóa dân tộc đặc sắc luôn được gìn giữ giống như con suối nguồn đang ngày đêm bồi đắp tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho mảnh đất này./.

(Theo An ninh Thủ đô)

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...